Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Trungnam Group đang đứng trước nguy cơ bị thu hồi phần doanh thu lớn từ 2 nhà máy thủy điện tại Lâm Đồng đã vận hành nhiều năm qua.
Mới đây, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Công ty CP Thủy điện Trung Nam – Krông Nô (đơn vị thành viên của Trungnam Group) cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ khi đi vào hoạt động năm 2016 đến tháng 4/2023, để có cơ sở tiếp tục xử lý vi phạm của doanh nghiệp tại 2 nhà máy thủy điện.
Nhà máy thủy điện Krông Nô 2 (xã Đưng K'Nớ, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng và xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) có tổng vốn đầu tư khoảng 1.410 tỷ đồng, sản lượng điện hơn 105 triệu kWh/năm.
Nhà máy thủy điện Krông Nô 3 (xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng và xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng, sản lượng điện hơn 63 triệu kWh/năm.
Nguồn cơn của sự việc bắt đầu từ tháng 3/2023, khi 2 nhà máy thủy điện nêu trên bị chỉ ra vi phạm chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình trước khi đưa vào sử dụng theo quy định hiện hành.
Thời điểm đó, Sở Công thương xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc không áp dụng biện pháp hậu quả với vi phạm của Công ty CP thủy điện Trung Nam – Krông Nô.
Tuy nhiên, UBND tỉnh Lâm Đồng không thống nhất với đề xuất trên và yêu cầu Sở Công thương thực hiện đúng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, áp dụng đầy đủ các hình thức xử phạt theo quy định.
Cụ thể, đối với hành vi vi phạm “Đưa hạng mục công trình hoặc công trình điện lực vào vận hành, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”, ngoài hình thức xử phạt bằng tiền, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là “Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là khoản lợi đối tượng vi phạm có được từ hoạt động phát điện để sung vào ngân sách Nhà nước và buộc phải kiểm định chất lượng công trình đối với phần công trình hoặc toàn bộ công trình đã kết thúc thi công hoặc đã nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định”.
Trao đổi với TheLEADER, đại diện chủ đầu tư cho biết, dự án thủy điện Trung Nam Krông Nô 2 và 3 đã được xây dựng và đi vào hoạt động ổn định được một thời gian dài. Hiện 2 dự án này đã hoàn thành và đáp ứng đầy đủ các giấy tờ liên quan như: giấy phép hoạt động điện lực (được cấp trước khi đưa vào vận hành khai thác ở các thời điểm năm 2016, 2017, 2018 và 2021, các dự án đáp ứng mọi điều kiện theo các điều khoản của hợp đồng mua bán điện (PPA) đã ký với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
“Trong suốt 8 năm hoạt động, chúng tôi đã nộp ngân sách hơn 261 tỷ đồng cho địa phương đầy đủ và nhanh chóng. Trong quá trình triển khai, chúng tôi luôn tuân thủ các quy định của pháp luật và sự hướng dẫn của cơ quan chức năng. Trong những năm vừa qua, dự án Thủy điện Krông Nô 2 và 3 đã đóng góp hơn 1,1 tỷ KWh điện vào điện lưới, góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia", đại diện Công ty CP Thủy điện Trung Nam Krông Nô chia sẻ".
Một mặt thừa nhận việc thiếu sót văn bản nghiệm thu, chủ đầu tư cho biết đang gấp rút hoàn thiện thủ tục. Đồng thời, chủ đầu tư cho rằng một số doanh nghiệp khác đang gặp phải vấn đề tương tự, đặc biệt là các dự án năng lượng trên địa bàn Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận...
Điều này, thể hiện trong chính văn bản của Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng xin ý kiến UBND tỉnh chỉ đạo về xử lý vi phạm hành chính đối với các đơn vị hoạt động thủy điện (hồi tháng 9/2022).
Cụ thể, Sở Công thương tỉnh cho biết có 4 dự án thủy điện khác trên địa bàn có hành vi: "Đưa hạng mục công trình hoặc công trình điện lực vào vận hành, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật".
Nguyên nhân dẫn đến vi phạm, là trước khi Nghị định 17 (ban hành tháng 1/2022) của Chính phủ có hiệu lực thì Nghị định 134 (ban hành tháng 10/2013) của Chính phủ không quy định xử phạt về hành vi này. Do đó, các doanh nghiệp đã chủ quan, thiếu nghiên cứu để hoàn tất thủ tục gửi văn bản đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu và ban hành văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình thủy điện trước khi đưa vào hoạt động khai thác.
Hành vi vi phạm hành chính trên, có hình thức phạt chính là ‘Phạt tiền’ và biện pháp khắc phục hậu quả (như đã nêu). Tuy nhiên, Sở Công thương Lâm Đồng cho biết có vướng mắc trong áp dụng biện pháp hậu quả.
Theo sở này, nếu áp dụng hình thức xử phạt theo đúng quy định tại nghị định mới thì các doanh nghiệp phải nộp số tiền rất lớn, là "khoản lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm có được từ hoạt động phát điện".
Chủ đầu tư khẳng định, theo quy định trước năm 2022, việc kiểm tra nghiệm thu xây dựng đây không phải là một yêu cầu bắt buộc, do đó việc bổ sung văn bản này đang được hoàn thiện. Doanh nghiệp này cũng cho biết đã triển khai khảo sát, hoàn thiện các thủ tục pháp lý và mời Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương kiểm tra hồ sơ và hiện trường để sớm có văn bản chấp thuận nghiệm thu 2 dự án này vào tháng 6/2023.
Tại văn bản hồi tháng 4/2023 trả lời Công ty CP thủy điện Trung Nam Krông Nô về việc hướng dẫn kiểm tra công tác nghiệm thu đối với 2 công trình nhà máy thủy điện nêu trên, Cục Điện lực và năng lượng tái tạo đề nghị rà soát, đối chiếu các nội dung đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời thực hiện, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. Từ đó khẩn trương có văn bản báo cáo về tình hình thực hiện các công trình kèm theo các hồ sơ, tài liệu liên quan...
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.