Xung đột Nga – Ukraine làm chao đảo thị trường khí đốt thế giới

Hường Hoàng Thứ ba, 05/04/2022 - 20:29

Châu Âu có nhu cầu sử dụng thêm 50 tỷ mét khí đốt tự nhiên, nhưng giờ đây nguồn cung nguyên liệu này đang trở nên vô cùng eo hẹp.

Hôm thứ Bảy vừa rồi, Lithuania cho biết quốc gia này đã ngừng mua khí đốt tự nhiên từ Nga. Việc này không gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga vì Lithuania chỉ là một quốc gia nhỏ bé. Nhưng do Lithuania là thành viên của Liên minh châu Âu, quyết định của nước này có tầm quan trọng địa chính trị mang tính biểu tượng.

Trong bối cảnh toàn cầu kinh hoàng trước hình ảnh các thi thể nằm la liệt trên các đường phố mà quân đội Nga rút khỏi, quá trình chuyển đổi năng lượng của châu Âu được diễn ra khẩn cấp vào thứ Hai vừa rồi. Các nhà lãnh đạo châu Âu đã cố gắng bàn luận về cách trừng phạt Nga nhưng không làm cho khu vực này đứng trước nguy cơ mất nguồn cung cấp nhiên liệu một cách quá nhanh chóng.

Căng thẳng Nga – Ukraine làm chao đảo thị trường khí đốt thế giới
Công trình xây dựng trạm đầu mối khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) ở cảng Brunsbüttel (Đức) vào tháng trước

Với sự thay đổi thái độ và tầm nhìn của các quốc gia trên khắp châu Âu, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đang định hình lại thị trường năng lượng trên toàn cầu. Trong nhiều năm, châu Âu đã nhập khẩu một khối lượng lớn khí đốt từ Nga để sưởi ấm và sử dụng trong ngành công nghiệp điện. Nhưng hoạt động này hiện đang phải đối mặt với những cắt giảm nghiêm trọng.

Mặc dù Nga là quốc gia cung cấp đến 40% khí đốt cho châu Âu vào năm ngoái, EU cho biết họ muốn cắt giảm 2/3 số dầu khí khổng lồ mà họ nhập khẩu từ Nga trong vòng một năm và chấm dứt mối liên hệ về năng lượng với Nga vào năm 2030 bằng cách đặt cược vào LNG.

Hầu hết khí đốt từ Nga vận chuyển sang châu Âu qua các đường ống trên đất liền hoặc dưới biển. Trong khi đó, cách vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lại hoàn toàn khác. LNG là khí tự nhiên được làm lạnh thành chất lỏng và được nạp lên các tàu chở dầu đặc biệt. Sau đó, LNG được vận chuyển dễ dàng đến các cảng có thiết bị đưa nhiên liệu này trở lại dạng khí và bơm vào hệ thống năng lượng. Chính vì thế, các nước này không cần phải xây dựng những đường ống dẫn khí trị giá hàng tỷ USD nếu nhập khẩu LNG.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đang muốn bổ sung 50 tỷ mét khối LNG vào năm tới. Con số này chiếm đến khoảng một nửa lượng khí đốt mà Nga cần xuất khẩu. Và đó không phải là tất cả những gì châu Âu đang làm. Các nước này có thể nhận được lượng khí đốt nhiều hơn thông qua các đường ống dẫn khí đốt từ Na Uy và Azerbaijan.

Họ cũng muốn giảm hoạt động tiêu thụ khí đốt bằng cách tăng cường các dự án điện gió và năng lượng mặt trời, đồng thời kêu gọi người dân tắt những thiết bị điều chỉnh nhiệt. Nhưng các nhà phân tích cho rằng châu Âu sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thay thế nhanh chóng nguồn khí đốt.

Khối lượng LNG này có thể có giá trị khoảng 50 tỷ đô la theo giá hiện tại. Nhưng nếu có thể nhập khẩu theo hợp đồng dài hạn với Hoa Kỳ, nơi giá LNG chỉ bằng một phần nhỏ so với châu Âu và châu Á thì giá mua sẽ thấp hơn nhiều.

Nhu cầu khí đốt của châu Âu đã tạo ra một cuộc chiến toàn cầu về khí đốt. Thường châu Á chứ không phải châu Âu là điểm đến chính của khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Năm ngoái, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia nhập khẩu LNG hàng đầu.

Lượng khí đốt bổ sung mà châu Âu đang nhắm tới sẽ khiến cho nhu cầu khí đốt toàn cầu tăng 10%, dẫn đến một cuộc chiến về nhiên liệu với các quốc gia khác. Chính vì thế, giá khí đốt đang ở mức kỷ lục trong những tháng vừa qua sẽ tiếp tục được giữ ở mức cao, khiến cho người tiêu dùng và các ngành công nghiệp vẫn tiếp tục phải trải qua một thời kỳ khó khăn.

Ông Massimo Di Odoardo, phó chủ tịch phụ trách khí đốt của công ty nghiên cứu thị trường Wood Mackenzie cho biết: “Trong ba năm tới, sự cạnh tranh nguồn cung LNG sẽ vô cùng khốc liệt. Châu Âu và Châu Á sẽ tranh giành để có thể đáp ứng được nhu cầu của mình”.

Về lý thuyết, giá khí đốt cao sẽ thúc đẩy các quốc gia đầu tư nhiều hơn vào các mỏ khí. Nhưng khó có thể chắc chắn được rằng mức giá hiện tại ở châu Âu sẽ khuyến khích được các chính phủ đầu tư bao nhiêu phần trăm vào việc này.

James Henderson, Chủ tịch chương trình khí đốt tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, cho biết: “Rõ ràng trong ngắn hạn, chúng ta không thể thay thế hoàn toàn lượng khí đốt đó. Tuy nhiên, châu Âu cũng có thể chi tiền để đẩy nhanh sự chuyển dịch nền kinh tế sang sử dụng năng lượng sạch, làm giảm nhu cầu đối với nhiên liệu hóa thạch.

Hiện tại, giá thu mua LNG cao ở châu Âu đã thu hút nguồn cung lớn từ các nước xuất khẩu trên thế giới: Qatar, Australia và trên hết là Hoa Kỳ. Sự dồi dào về năng lượng đã mang lại ảnh hưởng chính trị. Washington đã tuyên bố cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng để giúp châu Âu phá vỡ các liên kết năng lượng với Nga. Đây là một mục tiêu từ trước đến nay của nhiều chính trị gia Mỹ.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, sự bùng nổ nhu cầu hiện tại về khí đốt ở châu Âu có thể sẽ giảm trước khi các dự án LNG kết thúc. Các nhà lãnh đạo châu Âu khẳng định rằng, họ vẫn xem khí đốt là một giải pháp tạm thời trước khi họ có thể đảm bảo được an ninh năng lượng nhờ những nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và hydro.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  47 phút

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  49 phút

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  3 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  3 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

Tiêu điểm -  4 giờ

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc đã đưa các giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Suốt gần ba thập kỷ đồng hành, VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống và những câu chuyện độc bản của hàng triệu khách hàng.