Tài chính
2 nhà đầu tư đề xuất mua lại dự án VietinBank Tower
Dự án VietinBank Tower trị giá 400 triệu USD được khởi công từ năm 2010, sau nhiều năm vẫn chưa hoàn thành và được ngân hàng lên phương án chuyển nhượng từ năm 2018.

Báo cáo của HĐQT VietinBank tại Đại hội cổ đông thường niên 2021 đã cập nhật tình hình cơ cấu lại dự án VietinBank Tower, tại Khu đô thị Ciputra Hà Nội. Theo đó, lãnh đạo ngân hàng cho biết có 29 nhà đầu tư quan tâm tới dự án, trong đó có 21 nhà đầu tư đã ký thoả thuận bảo mật thông tin với VietinBank để tiếp cận hồ sơ và thẩm định dự án.
Đặc biệt, VietinBank đã nhận được đề xuất tài chính sở bộ của 2 nhà đầu tư. Ngoài ra, có một số đầu tư có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính đang tích cực thẩm định ở sớm đưa ra để xuất tài chính. Ngân hàng đang xem xét, đánh giá các phương án tài chính để phục vụ việc xây dựng phương án chuyển nhượng và tái cơ cấu dự án.
Dự án VietinBank Tower được xây dựng trên khu đất gần 30.000 m2 gồm 2 tòa tháp 48 và 68 tầng nằm tại Khu đô thị Ciputra, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội với tổng vốn đầu tư 10.267 tỷ đồng.
Được khởi công từ năm 2010 và được dự kiến hoàn thành năm 2014, sau đó là năm 2018 nhưng đến nay vẫn chỉ dừng lại ở khối đế và một số tầng của hai tòa tháp. Đến cuối năm 2018, do các khó khăn về vốn đầu tư VietinBank quyết định tái cấu trúc dự án.
Cụ thể, Đại hội cổ đông của VietinBank đã thông qua chủ trương cơ cấu lại trên cơ sở ý kiến của Ngân hàng Nhà nước, trong đó ưu tiên theo hướng chuyển nhượng toàn bộ tài sản dự án và thuê lại tháp 68 để làm trụ sở. Dù vậy sau 2 năm, phương án chuyển nhượng chưa thể thực hiện do các ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Báo cáo của VietinBank cũng cho biết, ngân hàng đã thành lập, kiện toàn ban dự án, ban chỉ đạo dự án hội đồng chuyển nhượng dự án, tổ công tác đặc biệt của HĐQT về dự án với các nhân sự có kinh nghiệm, một số cán bộ chuyên trách để tham mưu cho HĐQT, chủ đầu tư chỉ đạo việc thực hiện phương án tái cơ cầu dự án cũng như duy trì thì công trên công trưởng.
Để duy trì thi công trên công trường nhằm phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại có thể phát sinh phục vụ phương án tái cơ cấu, HĐQT đã có nghị quyết nhằm cơ cấu lại ngân sách của dự án để duy trì thi công trên công trường điều chỉnh thời hạn thực hiện (tiến độ tổng thể) của dự án đến quý II/2025.
Để thực hiện phương án tái cơ cấu dự án, HĐQT đã chỉ đạo việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Lô đất TM01 của dự án và thuê các đơn vị tư vấn (luật, thẩm định giả, tài chính) để tư vấn cho VietinBank trong quá trình thực hiện phương án tái cơ cấu.
HĐQT cho biết VietinBank cần thêm thời gian để có thể hoàn thành được phương án tái cơ cấu dự án. Ngoài ra, ngân hàng cũng có kế hoạch sử dụng các phương án dự phòng trong một số trường hợp nhất định đề xuất cổ đông phê duyệt, đảm bảo sớm hoàn thành việc đầu tư xây dựng, sớm đưa công trình của dự án vào vận hành, khai thác và giảm thiểu tổn thất, thiệt hại có thể phát sinh trong trường hợp phương án chuyển nhượng không thực hiện được đúng thời hạn.
Liên doanh Ciputra lãi lớn nhờ chuyển nhượng đất?
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Khơi thông nguồn lực đất đai từ những dự án sai phạm, vướng mắc
Hàng loạt động thái của Chính phủ, Quốc hội trong thời gian gần đây đang thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc, củng cố niềm tin của nhân dân và khơi thông nguồn lực cho phát triển.
MSB đồng hành mang những kiệt tác âm nhạc vượt thời gian đến khán giả việt
Đêm nhạc giao hưởng mang tên “Những kiệt tác cổ điển và lãng mạn” ngày 20/3 đã được Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đồng hành tổ chức tại Nhà hát Hồ Gươm.
Thuế tiêu thụ đặc biệt và bài toán sống còn của doanh nghiệp
Thuế tiêu thụ đặc biệt đang tạo ra thách thức lớn cho doanh nghiệp. Làm sao để tối ưu chi phí, duy trì lợi nhuận và thích ứng với chính sách thuế ngày càng siết chặt?
Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
SeABanker chia sẻ yêu thương tới người dân tại 29 tỉnh, thành trên cả nước
Hành trình thiện nguyện của cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) năm 2025 được mở đầu bằng hoạt động thường niên Xuân yêu thương với chủ đề “Lan tỏa nụ cười” hướng tới những hoàn cảnh yếu thế trong xã hội: trẻ em mồ côi, nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam...