6.100 doanh nghiệp phá sản trong năm tháng đầu 2020
Trong số hơn 6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất giải thể có 87 doanh nghiệp quy mô trên 100 tỷ đồng.
Trong gần 102 nghìn doanh nghiệp ngừng kinh doanh năm 2020, có 266 doanh nghiệp quy mô trên 100 tỷ đồng đã hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 26%.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, trước ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2020 đã có những kết quả đáng ghi nhận.
Cả nước đã hấp thụ 2.235,6 nghìn tỷ đồng từ tổng số gần 134,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 29,2% về vốn nhưng giảm 2,3% về số doanh nghiệp so với năm ngoái.
Tổng số lao động đăng ký trong các doanh nghiệp này là 1.043 nghìn lao động, giảm 17%.
Do đó, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm nay đạt 16,6 tỷ đồng, tăng 32,3%.
Nếu tính cả 3.341,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 39,5 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 là gần 5,58 triệu tỷ đồng, tăng 39%.
Cộng dồn với 44,1 nghìn doanh nghiệp trở lại hoạt động (tăng 11,9% so với năm trước), trung bình mỗi tháng có gần 14,9 nghìn doanh nghiệp tham gia thị trường.
Theo khu vực kinh tế, năm nay có 2,64 nghìn doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 30% so với năm trước; gần 40,3 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 10%; có 92 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, giảm 7,6%.
Trong tất cả các ngành, lĩnh vực hoạt động, ngoài ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, còn có 4 ngành có số doanh nghiệp thành lập mới tăng gồm ngành sản xuất phân phối điện, nước, gas với 5,79 nghìn doanh nghiệp, tăng 243% so với năm trước; ngành khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác tăng 1,4%; ngành xây dựng tăng 0,4%; ngành khai khoáng tăng 5%.
Các ngành còn lại đều có số doanh nghiệp thành lập mới giảm như bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 44,6 nghìn doanh nghiệp, giảm 3,3% so với năm 2019; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,9%; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác giảm 18%; kinh doanh bất động sản giảm 16%...
Bên cạnh đó, năm 2020 có 101,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước.
Trong đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn năm 2020 đã tăng 62% so với năm trước. Còn số doanh nghiệp chờ giải thể giảm 14%.
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 17,5 nghìn, tăng 3,7%, trong đó có 15,4 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, tăng 1,3%; còn 266 doanh nghiệp có quy mô trên 100 tỷ đồng, tăng 25,5%.
Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 6,6 nghìn doanh nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo có 1,9 nghìn doanh nghiệp;
Lĩnh vực xây dựng có 1,5 nghìn doanh nghiệp phá sản; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác có 1,1 nghìn doanh nghiệp; kinh doanh bất động sản có 978 doanh nghiệp; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 987 doanh nghiệp;
Lĩnh vực dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng, các dịch vụ hỗ trợ khác có 945 doanh nghiệp giải thể; vận tải, kho bãi có 698 doanh nghiệp; giáo dục, đào tạo có 636 doanh nghiệp; thông tin truyền thông có 581 doanh nghiệp.
Theo đó, năm 2020, trung bình mỗi tháng có 8,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Trong số hơn 6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất giải thể có 87 doanh nghiệp quy mô trên 100 tỷ đồng.
Avianca, hãng hàng không lớn thứ hai khu vực Mỹ Latinh, mới đây đã nộp đơn xin phá sản sau khi các lệnh cấm du lịch tại khu vực này buộc hãng phải tạm dừng đội bay.
Do không còn có thể duy trì hoạt động kinh doanh và sản phẩm của mình, WeWow buộc phải dừng hoạt động tất cả các sản phẩm từ 8h00 ngày 11/5/2020.
Thế Giới Di Động, KFC Việt Nam, Golden Gate, The Coffee House, Kids Plaza và các doanh nghiệp bán lẻ đã đồng loạt kêu cứu do chịu tác động mạnh dịch Covid-19.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.