Tiêu điểm
3 cách trí tuệ nhân tạo thay đổi tương lai việc làm
Trí tuệ nhân tạo được đánh giá sẽ là yếu tố dẫn dắt thị trường việc làm trong thời gian tới, như tạo ra việc làm, gia tăng kỹ năng và năng suất. Điều này đòi hỏi người lao động lẫn doanh nghiệp cần sẵn sàng thay đổi để thích ứng với các làn sóng mới.
Cuối năm 2022, sự bùng nổ của ChatGPT đã làm nóng thêm những tranh luận về trí tuệ nhân tạo (AI), về cơ hội lẫn thách thức mà AI tạo ra trên thị trường lao động.
Ông Mark Rayner, Trưởng nhóm nghiên cứu về giáo dục, kỹ năng, và học tập của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), đánh giá, AI sẽ thay đổi tương lai việc làm thông qua ba khía cạnh, bao gồm tạo ra việc làm, các kỹ năng về AI được ưu tiên, và nâng cao hiệu suất làm việc.
Thứ nhất, theo báo cáo từ WEF, gần một nửa các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng AI sẽ trở thành công cụ giúp tạo việc làm mới trong 5 năm tới, trong khi chỉ số ít (khoảng 1/5) cho rằng công nghệ này sẽ thay thế việc làm.
Các vị trí liên quan đến AI như chuyên gia khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn, hay nhà phân tích kinh doanh, dự kiến sẽ tăng từ 30 – 35%. Con số này ở các công ty hoạt động tại Trung Quốc được khảo sát lên tới gần 45%, ông cho biết trong bài viết mới đây trên WEF.
Ô tô và hàng không vũ trụ là hai ngành dự kiến đứng đầu về số lượng việc làm mới nhiều hơn số lượng việc làm mất đi (số việc làm ròng) vì AI, theo sau là các dịch vụ nghiên cứu, thiết kế, quản lý kinh doanh.
Mặc dù có một số lo ngại, nhưng báo cáo cho thấy chỉ có 4 trong tổng số 27 ngành kinh tế được khảo sát có nguy cơ mất việc làm nhiều hơn vì AI, đáng chú ý là ngành dầu khí, bất động sản, truyền thông, giải trí.
.jpg)
Bình luận về vai trò của công nghệ với lao động trong tương lai, bà Trần Thị Nguyệt Oanh, Giám đốc nhân sự của HSBC Việt Nam, cho rằng, nhiều người thường nhìn tiến bộ công nghệ dưới lăng kính "máy móc thay thế con người" và khiến con người mất việc.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, công nghệ cũng tạo ra công việc mới. Nhiều công việc trong mảng phân tích dữ liệu lớn, công nghệ giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, công nghệ quản lý môi trường, mã hóa và an ninh mạng, công nghệ sinh học, công nghệ nông nghiệp… được dự báo sẽ tăng lên trong tương lai.
Thứ hai, AI và dữ liệu lớn là ưu tiên kỹ năng đầu tiên của các doanh nghiệp lớn với quy mô trên 50.000 lao động. Vượt qua các kỹ năng khác như kỹ năng cứng, kỹ năng mềm cần thiết, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh thông qua sử dụng AI là trọng tâm đào tạo hàng đầu của các công ty này, theo khảo sát Tương lai việc làm mới đây.
Nếu tính cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ, kỹ năng về AI và dữ liệu lớn chỉ đứng sau tư duy phân tích và sáng tạo trong chiến lược kỹ năng giai đoạn 5 năm tới.
Ông Mark Rayner đánh giá, hợp tác công - tư trong đào tạo kỹ năng sẽ là chìa khóa, để đảm bảo mọi người có thể đi theo làn sóng tăng năng suất sắp tới.
Thứ ba, dẫn một số khảo sát gần đây, vị chuyên gia cho biết có sự đồng thuận ngày càng cao, rằng AI sẽ giúp nâng cao hiệu suất của con người, thay vì thay thế hoàn toàn người lao động. Chỉ công việc thu thập thông tin và ra quyết định đơn giản mới có thể tự động hóa hoàn toàn, còn kỹ năng lãnh đạo và trí tưởng tượng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi AI.
Theo bà Oanh, câu hỏi lúc này đặt ra là liệu doanh nghiệp tuyển được người với kỹ năng phù hợp để đáp ứng các nhu cầu mới này hay không. Để giải đáp câu hỏi này, ngay từ bây giờ, nhiều doanh nghiệp đã có chương trình đào tạo, phát triển người lao động để đón đầu xu thế.
Bà lấy ví dụ tại HSBC, doanh nghiệp này đã triển khai chương trình đào tạo Future Skills cung cấp các kỹ năng cần thiết cho công việc trong tương lai, Sustainability Academy cung cấp kiến thức cần thiết cho các công việc liên quan đến bền vững…
Chương trình đào tạo Climate Pact chuyên về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu đã thu hút sự tham gia của cả nhân viên lẫn cấp quản lý, lãnh đạo.
Bà Oanh đánh giá, những thay đổi của thị trường lao động sẽ mở ra cơ hội gia tăng năng suất lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với đó, tăng cơ hội cho phụ nữ tham gia lực lượng lao động, giúp doanh nghiệp tiếp cận nhân tài ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Quan trọng hơn, những xu hướng này cũng nhắc nhở doanh nghiệp và người lao động cần có tâm thế sẵn sàng cho những thay đổi trong tương lai.
Quản trị trí tuệ nhân tạo để bảo vệ doanh nghiệp
Thúc đẩy quản trị trí tuệ nhân tạo để kiểm soát rủi ro
Ngoài đạo luật chính thức, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các bộ nguyên tắc đạo đức liên quan đến AI và thành lập các ủy ban quốc gia nghiên cứu về khung quản lý AI.
Những điểm yếu chí mạng của trí tuệ nhân tạo
Chỉ tập trung khai thác các mặt tích cực mà ít khi đề cập đến những vấn đề mà trí tuệ nhân tạo (AI) có thể gây ra, con người sẽ khó nhận thức được tầm quan trọng của quản trị trí tuệ nhân tạo.
Nhiều bất cập với trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều lợi ích cho con người, tuy nhiên, còn nhiều vấn đề mà công nghệ này có thể gây ra như: tình trạng thất nghiệp, sự phân biệt đối xử, tính minh bạch bị thiếu hụt cùng với các vấn đề đạo đức từ những khía cạnh khó hiểu và không nhất quán của AI.
Đường đến trung tâm trí tuệ nhân tạo của khu vực
Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về AI đến năm 2030, với mục tiêu từng bước đưa Việt Nam trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo và AI nằm trong Top 4 của khu vực ASEAN và trong Top 50 của thế giới.
Giá vàng tăng, siết quản lý vàng trang sức
Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cần kiểm soát chặt chẽ, minh bạch và tuân thủ pháp luật tuyệt đối.
Đại biểu Quốc hội phản đối việc bỏ quyền chất vấn tư pháp địa phương
Đề xuất bỏ quyền chất vấn của HĐND bị nhiều đại biểu Quốc hội phản đối, cho rằng điều này làm suy yếu cơ chế giám sát tư pháp địa phương và đi ngược tinh thần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
VinSpeed của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đăng ký đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Công ty CP Đầu tư và phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, kỳ vọng hoàn thành năm 2030.
Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến khởi công cuối năm 2025
Chính phủ đặt mục tiêu khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài 403km vào tháng 12/2025 với tổng vốn đầu tư hơn 194.000 tỷ đồng, kỳ vọng thúc đẩy vận tải và phát triển đô thị.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Giá vàng hôm nay 15/5: SJC giảm nhẹ dù quốc tế lao dốc
Giá vàng hôm nay 15/5 giảm 600 nghìn đồng với vàng miếng và giữ nguyên giá bán ra với vàng nhẫn SJC, bất chấp thị trường quốc tế mất đà lao dốc.
Giá vàng tăng, siết quản lý vàng trang sức
Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cần kiểm soát chặt chẽ, minh bạch và tuân thủ pháp luật tuyệt đối.
Đầu tư công tăng tốc, Xi măng SCG báo lãi đột biến
Mảng kinh doanh xi măng của Tập đoàn SCG tại Việt Nam tăng trưởng khả quan nhờ làn sóng giải ngân đầu tư công cũng như chiến lược mở rộng dòng xi măng carbon thấp.
'Bặt tăm' trong cuộc đua thương mại điện tử, Sendo đang ở đâu?
Chấp nhận bỏ qua thị trường thương mại điện tử đang cạnh tranh khốc liệt, Sendo tìm tới thị trường ngách, nơi mà các mặt hàng nông sản địa phương là chủ lực.
Đại biểu Quốc hội phản đối việc bỏ quyền chất vấn tư pháp địa phương
Đề xuất bỏ quyền chất vấn của HĐND bị nhiều đại biểu Quốc hội phản đối, cho rằng điều này làm suy yếu cơ chế giám sát tư pháp địa phương và đi ngược tinh thần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Vietnam Airlines chuyển chuyến bay nội địa sang nhà ga T3 từ 17/5
Bắt đầu từ ngày 17/5/2025, Hãng hàng không quốc gia sẽ chính thức chuyển toàn bộ hoạt động khai thác các chuyến bay nội địa sang nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất.
VinSpeed của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đăng ký đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Công ty CP Đầu tư và phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, kỳ vọng hoàn thành năm 2030.