3 dự báo công nghệ cho tham vọng ASEAN 4.0

Phạm Hồng Phong* - 08:16, 25/04/2019

TheLEADERThế hệ thứ hai của nền tảng đám mây, các quy trình thích ứng và bảo mật tự động là các công nghệ được dự báo sẽ mang lại sự thay đổi đột phá trên con đường hiện thực hóa mục tiêu tham vọng ASEAN 4.0.

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32 được tổ chức tại Singapore năm 2018 vừa qua, nguyên thủ khu vực đã đồng tình nhất trí xây dựng Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN. 

Dự án thí điểm khởi động chiến dịch này đã nhận được sự tham gia của 26 thành phố thuộc 10 quốc gia trong khu vực, cùng nỗ lực hướng đến mục tiêu phát triển đô thị thông minh và bền vững, rút ngắn khoảng cách địa lý hơn bao giờ hết. 

Song song với đó là mục tiêu tận dụng triệt để các cơ hội đến từ những thành tựu đột phá về công nghệ số, nhằm trang bị cho mọi người những bộ kỹ năng cần thiết để xây dựng một ASEAN tiến bộ và thông minh hơn.

Tương lai nói trên chỉ có thể được hiện thực hóa khi cả ba yếu tố: xã hội, chính trị và công nghệ kết hợp hài hòa với nhau. Về mặt công nghệ, hàng loạt những thay đổi đang hoặc chuẩn bị diễn ra, theo một cách nào đó sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp quản lý quá trình chuyển đổi này hiệu quả hơn, đồng thời trở thành một thành yếu tố quan trọng hỗ trợ quá trình này.

Dưới đây là một số chia sẻ dành cho các doanh nghiệp đang hướng đến tương lai thông minh nói trên, giúp họ tận dụng làn sóng thay đổi đang diễn ra và không rơi vào vị trí tụt hậu, thậm chí là thúc đẩy làn sóng này.

Chào đón thế hệ thứ hai của Nền tảng đám mây

Xây dựng các thành phố thông minh đòi hỏi một sự phối hợp chặt chẽ, cho phép các tổ chức thuộc mọi loại hình và quy mô có thể dễ dàng kết hợp thông tin và hoạt động của họ với nhau. Hệ sinh thái này đòi hỏi một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thống nhất và kết nối toàn diện – và cách tốt nhất để làm được điều đó là thông qua nền tảng đám mây.

Để hiện thực hoá sự kết hợp này, trong bối cảnh khu vực đang hướng tới các mục tiêu năm 2025 và lộ trình xây dựng ASEAN 4.0, các công ty lớn và nhỏ cần phải tiếp tục áp dụng cơ sở hạ tầng doanh nghiệp trên nền tảng đám mây. 

Khi bắt đầu tham gia vào “cuộc chơi”, nền tảng đám mây đã mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thế hệ đầu tiên của cơ sở hạ tầng nền tảng đám mây không được thiết kế phù hợp với các cấu trúc ứng dụng truyền thống – và do đó không mang lại hiệu suất, khả năng dự đoán và tính khả dụng cần thiết, khiến các công ty còn ngần ngại khi chuyển dịch sang nền tảng đám mây.

Ngày nay, đám mây đã phát triển lên một tầm cao mới. Mặc dù quá trình chuyển đổi lên nền tảng đám mây không phải lúc nào cũng dễ dàng, đòi hỏi các khâu hoạch định, sự thống nhất trong doanh nghiệp và một khung khổ công nghệ toàn diện nhưng thế hệ thứ hai của cơ sở hạ tầng nền tảng đám mây đã khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.

Nền tảng này cũng cung cấp các tuỳ chọn môi trường đám mây hỗn hợp, từ các dịch vụ đám mây công cộng tích hợp, đến các giải pháp đám mây được triển khai sau tường lửa – những yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp, trong đó công nhận sự tồn tại đồng thời của nền tảng đám mây và cả các hệ thống hiện hành.

Các tính năng của nền tảng đám mây hiện đại cũng cho phép các công ty vận hành bất cứ ứng dụng doanh nghiệp nào – dù là ứng dụng thuần chạy trên môi trường đám mây hay truyền thống – và quản lý khối lượng công việc một cách an toàn trên nền tảng đám mây, đồng thời bảo vệ những dữ liệu cơ sở quan trọng.

Các quy trình "thích ứng" sẽ đóng vai trò trung tâm

Năng suất và hiệu suất làm việc tăng cường được cho là hai trong số những lợi ích lớn nhất của một thành phố kết nối. Khi đó, con người có thể dành nhiều thời gian và công sức hơn cho những tác vụ đòi hỏi nhiều sự quan tâm, chú ý và kỹ năng chuyên môn hơn. Từ đó, các công nghệ "quy trình thích ứng" đã ra đời.

3 dự đoán công nghệ mang tính đột phá tại ASEAN đến năm 2025
Ông Phạm Hồng Phong, Tổng giám đốc điều hành kiêm Giám đốc dịch vụ nền tảng đám mây, Tập đoàn Oracle Việt Nam

Ví dụ, trong lĩnh vực vận tải, doanh nghiệp vận tải Bắc Kỳ logistics đã bắt tay vào quá trình tự động hoá việc lên lịch trình giao hàng, cho phép cải thiện tính minh bạch, tốc độ dịch vụ và tối ưu hoá chi phí với ứng dụng Giải pháp quản lý vận tải trên nên tảng đám mây của Oracle (OTM Cloud) và Quản lý phương tiện vận tải bằng công nghệ mạng lưới vạn vật hấp dẫn (IoT Fleet Management).

Với tích hợp phân tích dữ liệu vào các giải pháp, doanh nghiệp hi vọng sẽ có cái nhìn trực quan về chuỗi cung ứng, hậu cần và thông tin thương mại trong thời gian thực.

Trong lĩnh vực y tế, quy trình thích ứng không những có khả năng phát hiện khi có bệnh nhân ngã, mà còn có thể dự đoán trước khi nào những sự cố tương tự tiếp tục xảy ra – cho phép các bác sĩ chuẩn đoán tốt hơn và thậm chí có thể xây dựng những liệu trình riêng cho từng bệnh nhân.

Tại nơi làm việc, các robot hiệu năng cao đang làm việc cùng con người để giải phóng tài nguyên con người, từ đó cho phép họ tập trung vào các hoạt động có giá trị cao hơn.

Những bước tiến trên đạt được, một phần là nhờ việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ học máy vào các phần mềm để có thể tự động thực hiện một số thao tác, giảm bớt khối lượng công việc cho con người để tập trung vào các vấn đề và nhiệm vụ phức tạp hơn.

Xu hướng này là khởi đầu cho một mô hình tự học hoàn toàn, và đến năm 2025, các quy trình thích ứng được kỳ vọng sẽ đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động của các doanh nghiệp trong mọi ngành công nghiệp.

Trải nghiệm người dùng, một thành tố rất quan trọng đối với sự hưng thịnh của các thành phố thông minh, cũng là một lĩnh vực khác mà các quy trình thông minh sẽ tác động. Chúng sẽ giúp quá trình tương tác của người dân, chính phủ và doanh nghiệp cũng như các dịch vụ có liên quan trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Các hệ thống do AI điều khiển sẽ không chỉ thực hiện các công việc đơn giản, như đặt thuê xe cho các chuyến công tác. Chúng còn có thể giải quyết các nhiệm vụ phức tạp hơn, không chỉ đòi hỏi thời gian mà còn cả trình độ chuyên môn, ví dụ như tối ưu hoá quy trình làm việc, rà soát báo cáo tài chính để tìm ra những điểm bất thường, hay phát hiện vi phạm trong báo cáo chi phí.

Những công việc trên vẫn sẽ được kiểm tra bởi con người, nhưng quá trình đó sẽ được đẩy nhanh và chính xác hơn với sự hỗ trợ của AI khi công nghệ này đã làm hết các công việc chuẩn bị, đưa ra các gợi ý, cung cấp thông tin nền tảng, tài liệu và lý do đằng sau những gợi ý đó.

Trong khi một số người lo sợ rằng điều này có thể dẫn đến sự nổi dậy của rô-bốt, hầu hết các ‘AI đang hoạt động’, trên thực tế, đều nằm trong trạng thái ẩn. Đối với khách hàng và các nhân viên, nó sẽ chỉ mở ra một kỷ nguyên mới về trải nghiệm – một kỷ nguyên được định hình bởi các công nghệ vô hình, tương tác đơn giản, cách sử dụng dễ dàng, những gợi ý dựa trên dự đoán và quá trình vận hành thông suốt.

Chuẩn bị cho những mối đe doạ trong tương lai với bảo mật tự động

Với những mối nguy hại mới xuất hiện mỗi ngày, sẽ không quá ngạc nhiên nếu vấn đề an ninh mạng chiếm phần lớn trong các cuộc thảo luận về thành phố thông minh, đặc biệt về việc phát triển các chính sách và sáng kiến xây dựng năng lực, và buổi họp về Mạng lưới các thành phố ASEAN thông minh cũng không phải là ngoại lệ.

Để hỗ trợ cho “trận chiến” vẫn đang tiếp diễn này, AI sẽ đóng vai trò không chỉ là một chiếc lá chắn mà đồng thời là một thứ vũ khí, và cần phải trở thành một phần trong mọi chiến lược bảo mật của các doanh nghiệp ở một mức độ nhất định.

Theo Báo cáo về Các mối đe doạ trên nền tảng đám mây do Oracle và KPMG thực hiện, thách thức số một đối với người tham gia khảo sát là việc phân tích một cách quy mô các hoạt động bảo mật từ xa. Trong đó, cách hiệu quả nhất để doanh nghiệp đánh bại một mạng lưới siêu tự động hóa của nhóm tấn công là chuyển các phân tích sự cố hàng loạt sang nền tảng phân tích dựa trên AI và công nghệ học máy, bao chứa toàn bộ các tài sản CNTT của doanh nghiệp.

Khi phải bảo vệ những môi trường CNTT ngày càng rộng mở và phức tạp hơn, một mạng lưới điểm cuối do người dùng điểu khiển không ngừng mở rộng để theo dõi, và với việc cả khu vực đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp cần phải trang bị với những công cụ phù hợp để chống lại cuộc chiến tranh mạng. Điều này đặc biệt quan trọng, khi khu vực ASEAN đã và đang chứng kiến sự gia tăng của tội phạm mạng trong những năm gần đây.

Làm được cả ba điều trên, các doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi thế - một nền tảng đám mây phục vụ việc kinh doanh kỹ thuật số trong hiện tại và tương lai, AI để thúc đẩy hiệu quả và năng suất làm việc, đồng thời giải phóng nhân lực để tập trung vào các công việc có giá trị cao hơn, cải thiện và đơn giản hoá trải nghiệm người dùng cho khách hàng và nhân viên, và trang bị bộ công cụ mới để dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh mạng.

Những công nghệ kể trên có thể vẫn còn mới mẻ với một số người, nhưng đó là tương lai mà Oracle đã chuẩn bị từ nhiều năm nay – giá trị và lợi nhuận là không thể chối cãi. Đó là tầm nhìn sẽ tiếp tục định hướng chiến lược của chúng tôi – tăng cường khả năng của AI và mang đến các giải pháp mới để kết nối tốt hơn các giải pháp cho doanh nghiệp trên nền tảng đám mây.

(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả: Phạm Hồng Phong, Tổng giám đốc điều hành kiêm Giám đốc dịch vụ nền tảng đám mây, Tập đoàn Oracle Việt Nam.