Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng có tổng đầu tư 23.000 tỷ đồng và dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2019
Tin từ ABBank cho biết, ngân hàng này là đầu mối của hợp đồng tài trợ 5.400 tỷ đồng cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng của tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN).
Ngân hàng này sẽ cung cấp 2.000 tỷ đồng trong gói tín dụng. Số còn lại do 4 ngân hàng Agribank, TPBank, LienVietPostBank và HDBank đảm nhận
Thời hạn của khoản vay là 15 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Lãi suất vay được tính bằng lãi suất huy động tiết kiệm VNĐ 12 tháng trả lãi sau bình quân của các ngân hàng: ABBANK, Agribank, Vietinbank, VCB, BIDV + chi phí biên 2,7% /năm.
Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 Mở rộng do Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) làm Chủ đầu tư, Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) là Tư vấn quản lý dự án. Dự án có tổng mức đầu tư trên 23.000 tỷ đồng, tổng công suất lắp đặt 600 MW (1x600MW), sản lượng điện sản xuất khoảng 3,6 tỷ kWh/năm
Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Tổng sơ đồ Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia VII và danh mục các công trình đầu tư cấp bách giai đoạn 2013-2020.
Theo kế hoạch, nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng sẽ dự kiến được vận hành chính thức vào cuối năm 2019, cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Nam Trung Bộ, đồng thời góp phần nâng cao mức độ tin cậy, ổn định và vận hành kinh tế hệ thống điện Quốc gia.
Nhà thầu EPC của dự án là tổ hợp nhà thầu Doosan (Hàn Quốc) - Mitsubishi Corporation (Nhật Bản) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.