Saigonres đặt mục tiêu lợi nhuận 262 tỷ đồng năm 2021
Ngoài thị trường truyền thống là TP.HCM, Saigonres sẽ mở rộng đầu tư ra Vũng Tàu, Hoà Bình và Bình Thuận.
Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn bị chôn vốn hàng trăm tỷ đồng do đã đặt cọc trước để mua đất, góp vốn đầu tư hoặc cho vay và vẫn đang trong quá trình kiện tụng để đòi lại tiền.
Không nổi đình đám như Đất Xanh, Hưng Thịnh hay Novaland ở thị trường bất động sản phía Nam, nhưng Công ty CP Địa ốc Sài Gòn (SaigonRes) đã âm thầm tích luỹ được quỹ đất khá lớn trong nhiều năm qua.
Hiện công ty có danh mục 12 dự án bất động sản, tập trung ở TP. HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Tây Ninh, Hoà Bình và đảo Phú Quốc.
Trong đó, Bà Rịa Vũng Tàu có ba dự án, như khu đất 6.626m2 trên đường Phan Huy Chú, khu đất 4ha trên đường 3 tháng 2 và khu đất 2,8ha trên đường ven biển Hồ Tràm.
Các dự án ở TP. HCM chủ yếu là chung cư, như khu căn hộ - thương mại Phú Định Riverside, An Phú River View và An Phú Residences.
Quỹ đất lớn nhất thuộc về dự án khu đô thị sinh thái Việt Xanh tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, với diện tích đất 50ha. Tiếp theo là dự án khu nghỉ dưỡng Bắc Vũng Bàu trên đảo Phú Quốc với diện tích đất 30,4ha.
Tình hình kinh doanh của SaigonRes cũng ghi nhận lợi nhuận đột biến trong những năm gần đây, với lợi nhuận 273 tỷ đồng năm 2016, nhưng giảm dần còn 102 tỷ đồng năm 2020. Năm ngoái, công ty đã tăng vốn điều lệ từ 455 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng nhằm có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư cho các dự án bất động sản mới.
Bên cạnh việc thoái vốn tại một số dự án ở Bình Dương và TP. HCM, SaigonRes vẫn âm thầm tìm cách gia tăng quỹ đất cho mục đích phát triển lâu dài. Trong đó, việc công ty Bắc tiến và đấu giá thành công khu đất 50ha ở tỉnh Hoà Bình là bước tiến mạnh mẽ.
Tuy nhiên, SaigonRes đã gặp trục trặc trong quá trình tích luỹ và gia tăng quỹ đất, khiến công ty bị chôn vốn hàng trăm tỷ đồng trong các thương vụ bất thành và buộc phải khởi kiện đối tác ra toà án để đòi lại tiền đã đặt cọc, ứng trước.
Hiện nay, SaigonRes đang trong quá trình khởi kiện ra tòa 5 vụ để đòi lại 457 tỷ đồng tiền đặt cọc trong các thương vụ mua đất hoặc cho vay từ những năm trước.
Trong đó, số tiền lớn nhất lên đến 380 tỷ đồng là vụ kiện Công ty cổ phần Xây dựng Kim Hảo (Công ty Kim Hảo) vi phạm hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng dự án.
Theo đó, ngày 8/10/ 2019, SaigonRes ký hợp đồng mua 100% cổ phần của Công ty Kim Hảo có địa chỉ trụ sở tại số 75 Trần Khánh Dư, quận 1, TP. HCM, với tổng giá trị chuyển nhượng 530 tỷ đồng, SaigonRes đã trả trước 380 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến ngày 30/12/2019 là thời hạn bàn giao khu đất có diện tích 31.889 m2 nhưng Công ty Kim Hảo đã không bàn giao được.
Nhận thấy tình trạng khu đất Công ty Kim Hảo khó có thể bàn giao trong thời gian dài nên SaigonRes đã khởi kiện ra tòa yêu cầu trả lại tiền đặt cọc và khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng lên tới 100 tỷ đồng cùng khoản lãi phát sinh.
Phiên toà sơ thẩm ngày 23/9/2020 đã tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện, buộc Công ty Kim Hảo phải trả SaigonRes số tiền đặt cọc 380 tỷ đồng, cùng khoản lãi phát sinh 6%/năm.
Tuy nhiên, SaigonRes đã không chấp nhận bản án và yêu cầu Toà án cấp cao tại TP. HCM xét xử phúc thẩm.
SaigonRes cũng đang trong tiến trình đòi tiền ứng trước cho ba cá nhân khác trong các thương vụ mua đất bất thành.
Vụ thứ nhất liên quan đến bà Nguyễn Thị Vân, trong đó, ngày 15/9/2017, SaigonRes và bà Vân ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng các khu đất có diện tích 6.922m2 và 31.899m2 tại phường An Phú Đông, quận 12, TP. HCM với giá trị chuyển nhượng 310 tỷ đồng. Thời gian hoàn tất chuyển nhượng là 6 tháng kể từ thời điểm ký kết hợp đồng đặt cọc.
SaigonRes đã đặt cọc cho bà Vân 45 tỷ đồng nhưng không nhận được đất như cam kết mặc dù đã gia hạn nhiều lần nên đã khởi kiện yêu cầu Toà án nhân dân Quận 10 buộc bà Vân hoàn trả tiền cọc, cộng thêm tiền phạt vi phạm 45 tỷ đồng.
Toà phúc thẩm đã buộc bà Vân phải trả SaigonRes cả tiền cọc và tiền phạt là 90 tỷ đồng và Chi cục thi hành án Quận 10 đang thụ lý và giải quyết hồ sơ trong giai đoạn thi hành án.
Trong bản thuyết minh báo cáo tài chính năm 2020, tại mục trả trước cho người bán SaigonRes cập nhật khoản trả trước cho bà Vân còn 20 tỷ đồng.
SaigonRes cũng đang trong quá trình đòi tiền từ ông Lâm Thành Gia sau khi đổ vỡ thoả thuận giữa hai bên cùng hợp tác góp vốn để tiến hành đầu tư khu đất 1.234,4m2 tại 122 Pasteur, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.
Theo thoả thuận tháng 12/2017, SaigonRes đầu tư vốn để ông Gia kinh doanh và sau 90 ngày ông Gia có nghĩa vụ trả lại 50 tỷ đồng tiền vốn và 25 tỷ đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, đến hạn ông Gia đã không tuân thủ hợp đồng nên SaigonRes đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân Quận 3.
Tại đại hội cổ đông thường niên vừa qua, SaigonRes cho biết ông Gia đã thanh toán được 20 tỷ đồng và Chi cục thi hành án Quận 3 đang tổ chức bán đấu giá căn nhà tại 91A Võ Văn Tần, phường 6, Quận 3 và một số tài sản khác của ông Gia để thi hành án.
Ngoài ra, SaigonRes cũng khởi kiện ra TAND TP. HCM để thu hồi lại căn nhà và khuôn viên có diện tích 2.655m2 trên đường Trần Não, thành phố Thủ Đức được công ty ký hợp đồng mua của ông Hoàng Long từ 30/3/1991.
Mặc dù khu đất này đã được UBND TP. HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, nhưng SaigonRes cho biết, bà Phạm Thị Bích Thuỷ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đã chiếm giữ vì cho rằng đất thuộc gia tộc của bà và khởi kiện yêu cầu tòa tuyên hủy hợp đồng và giấy chứng nhận đã cấp cho SaigonRes.
SaigonRes đã yêu cầu TAND TP. HCM công nhận hợp đồng mua bán đất giữa công ty và ông Long.
Ngoài các thương vụ mua bán đất không thành, SaigonRes cũng vướng vụ kiện Công ty TNHH Du lịch Tiến Phú vi phạm hợp đồng vay tài sản.
Hợp đồng vay số 02/2019/HĐVT ngày 30/1/2019 thể hiện Công ty TNHH Du lịch Tiến Phú vay SaigonRes số tiền 30 tỷ đồng, lãi suất 12%/năm, thời hạn 3 tháng, ngày trả nợ 30/4/2019.
Tài sản đảm bảo cho khoản vay là quyền sử dụng đất có diện tích 20.900m2 tại khu du lịch Tiến Phú, xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Trong đó diện tích đã cấp giấy chứng nhận sử dụng đất là 12.915m2 có số T03674 do Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Thuận cấp ngày 23/5/2007.
Theo thoả thuận, nếu quá thời hạn vay, Công ty Tiến Phú không thực hiện hoàn trả gốc và lãi thì có trách nhiệm chuyển nhượng dự án cho SaigonRes; nếu không chuyển nhượng dự án thì bị phạt 30 tỷ đồng cùng khoản lãi phát sinh.
Đến hạn thanh toán, Công ty Tiến Phú không thực hiện hợp đồng và mặc dù đã gia hạn thêm 1 tháng nhưng Công ty Tiến Phú không thực hiện chuyển nhượng dự án cho SaigonRes.
Phiên toà phúc thẩm ngày 16/10/2020 tuyên buộc Công ty Tiến Phú phải trả cho SaigonRes 30 tỷ đồng, 900 triệu tiền lãi vay và 30 tỷ đồng tiền vi phạm hợp đồng.
SaigonRes cho biết Chi cục thi hành án dân sự thành phố Phan Thiết đang triển khai xác minh tài sản khác và kê biên khu đất của Công ty Tiến Phú.
HĐQT SaigonRes nhiệm kỳ 2021 – 2025 đã định hướng tiếp tục đầu tư chiến lược vào các dự án căn hộ chung cư, cùng với các sản phẩm nhà phố, khu nghỉ dưỡng, khu công nghiệp... ở các địa phương có tiềm năng phát triển. Tổng mức đầu tư dự án trong giai đoạn này là 10.886 tỷ đồng.
Một số dự án điển hình giai đoạn này như chung cư Phú Định Riverside (Quận 8, TP HCM), Khu nhà ở Saigonres (Vũng Tàu), Khu nhà ở Bình Thuận, Khu nhà ở Saigonres Phú Quốc, Khu đô thị Việt Xanh (Hòa Bình), khu dân cư Nghĩa Hà - Quảng Ngãi... Tổng doanh thu giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 14.130 tỷ đồng.
Công ty có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng trong quý IV/2022 và lên 1.000 tỷ đồng trong năm 2024. Ban lãnh đạo công ty cho biết, tùy điều kiện cụ thể sẽ cân nhắc phát hành trái phiếu, huy động vốn thực hiện các dự án có tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng trở lên.
Ngoài thị trường truyền thống là TP.HCM, Saigonres sẽ mở rộng đầu tư ra Vũng Tàu, Hoà Bình và Bình Thuận.
Năm 2019, Saigonres mang về hơn 90 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và tiến hành chia cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ 15%, tương đương với số tiền 68,3 tỷ đồng vào quý IV/2020.
Đại hội cổ đông thường niên năm của Công ty Địa ốc Sài Gòn (Saigonres) hôm qua đã thông qua kế hoạch lợi nhuận năm 2019 là 210 tỷ đồng, tăng trưởng 28% so với năm ngoái.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.