8 tháng đầu năm, nhập khẩu phế liệu sắt thép tăng mạnh
An Nhiên
Thứ ba, 11/09/2018 - 19:41
Trong 8 tháng đầu năm 2018, lượng nhập khẩu phế liệu sắt thép tăng tới 21% so với cùng kỳ năm trước.
Mỗi ngày, Việt Nam chi hơn 115 tỷ đồng để nhập phế liệu sắt thép
Một số nước như Trung Quốc, Thái Lan đã ban hành quy định dừng nhập khẩu một số loại phế liệu phục vụ tái chế đã dẫn đến tình trạng một lượng lớn hàng phế liệu nhập khẩu từ các nước phát triển đã tràn về khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Thời gian gần đây, tình trạng ứ đọng phế liệu nhập khẩu ngày càng tăng tại các cảng biển, dẫn đến làm chậm lưu thông hàng hóa, giảm dung lượng bãi chứa container, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cảng…
Trong đó, mặt hàng phế liệu sắt thép nhập khẩu chiếm tỷ trọng khá. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu hơn 3,48 triệu tận phế liệu sắt thép, tăng mạnh 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Nhật Bản chiếm gần 30%.
Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 1,2 tỷ USD, tăng đột biến 50% so với cùng kỳ năm trước. Điều này tương đương với việc mỗi tháng Việt Nam đã chi hơn 150 triệu USD (hơn 3.400 tỷ đồng), mỗi ngày chi hơn 115 tỷ đồng để nhập phế liệu sắt thép.
Hiện phế liệu sắt thép nhập về Việt Nam phục vụ chủ yếu cho các nhà máy luyện gang thép. Các loại sắt thép của các nước bao gồm sắt thép trong thiết bị, máy móc cũ, thép vụn và thép công trình cũ. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất là các loại sắt thép từ máy móc cũ thuộc các công trình, nhà máy hóa chất được thải loại chưa qua xử lý đã nhập khẩu về Việt Nam.
Giá phế liệu sắt thép trung bình nhập về Việt Nam vào khoảng 8 triệu đồng/tấn, trong khi đó, giá nhập từ Nhật Bản trung bình là gần 8,6 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, ở cùng kỳ năm ngoái, giá phế liệu sắt thép trung bình nhập về chỉ vào khoảng 6,2 triệu đồng/tấn, tăng lên 30%.
Vụ việc này cũng là một trong số ít các vụ việc vi phạm liên quan đến phế liệu được phát hiện kịp thời ngay khi lô hàng chưa được xếp dỡ xuống cảng biển Việt Nam từ trước đến nay.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) ra mắt không gian Techcombank Private Lounge đầu tiên tại sân bay Nội Bài, dành riêng cho hội viên Private và Priority – đánh dấu bước tiến mới trong hành trình cá nhân hóa đặc quyền, nâng tầm trải nghiệm của khách hàng cao cấp.
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Giá vàng hôm nay 14/5 giữ nguyên đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, sau khi tăng tới 1,5 triệu đồng mỗi lượng trong phiên hôm qua, đi trước đà tăng của thị trường quốc tế.
Tọa lạc tại cửa ngõ phía Tây dự án Thanh Xuan Valley, Valley Town là phân khu thương mại duy nhất được BIM Land giới thiệu với số lượng giới hạn chỉ 81 căn biệt thự phố mang phong cách Địa Trung Hải, kết hợp giữa không gian sống, nghỉ dưỡng và khai thác kinh doanh.
Chính phủ đặt mục tiêu khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài 403km vào tháng 12/2025 với tổng vốn đầu tư hơn 194.000 tỷ đồng, kỳ vọng thúc đẩy vận tải và phát triển đô thị.