Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Nhiều người thích tự nhận là nhà lãnh đạo trong khi họ thực sự không xứng đáng với điều đó, chuyên gia xây dựng thương hiệu cá nhân Nicolas Cole nhận định.
Nicolas Cole từng làm việc với nhiều nhà lãnh đạo đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Cole cũng là cây viết nổi tiếng trên trang hỏi đáp Quora.com với hơn 11 triệu lượt view, tác giả của Confessions of a Teenage Gamer.
Theo Cole, một nhà lãnh đạo thực thụ sẽ có 9 biểu hiện sau:
1. Lắng nghe trước, hành động sau
Họ luôn tìm hiểu mọi việc trước khi bắt đầu hành động.
Việc vội vàng ra quyết định mà chưa hiểu rõ ngọn nguồn dễ khiến bạn mắc sai lầm nghiêm trọng. Để có thể lãnh đạo hiệu quả, bạn nên dành thời gian lắng nghe và nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của người khác. Bí quyết ở đây là đặt bản thân vào địa vị của mọi người để xem xét tình huống.
2. Không ra quyết định lúc nóng giận
Một người sếp luôn nóng nảy, la mắng nhân viên không phải là nhà lãnh đạo thực thụ. Họ chỉ là một người nắm giữ vị trí quản lý đang hạnh phúc trong chuyến du ngoạn quyền lực.
Nhà lãnh đạo thực thụ luôn chờ cảm xúc cá nhân lắng xuống sau đó mới đưa ra suy nghĩ chắc chắn về tình hình trước khi đi đến kết luận.
3. Biết những gì bản thân không biết
Sẽ thật nguy hiểm nếu một nhà lãnh đạo tự hào vỗ ngực tuyên bố "biết hết mọi thứ". Thực tế, năng lực của một nhà lãnh đạo giỏi không nằm ở việc họ có thể trả lời được mọi câu hỏi mà là biết tìm ra người phù hợp làm việc đó.
Nhà lãnh đạo thực thụ không xem những thiếu sót hiểu biết của mình như một điểm yếu bởi nó vốn dĩ không phải thế. Việc tự cho mình biết hết mọi thứ khiến nhà lãnh đạo không còn tinh thần ham học hỏi, từ đó dễ nảy sinh tâm lý tự cho mình là "cái rốn của vũ trụ".
4. Không bao giờ là người thông minh nhất phòng
Những nhà lãnh đạo kém cỏi thường thích thuê những nhân viên có trình độ thấp hơn họ như một cách đảm bảo vị trí quyền lực hay ít ra để bản thân cảm thấy không bị đe dọa.
Một nhà lãnh đạo thực thụ không bao giờ muốn trở thành người thông minh nhất phòng, họ luôn để bản thân được vây quanh bởi những bộ óc giỏi. Công việc của họ sau đó là để nhân viên phát huy thế mạnh riêng.
5. Xem thành tựu là cả một quá trình
Nhà lãnh đạo chân chính hiểu rằng thành công không phải là thứ có được trong ngày một ngày hai. Chúng là kết quả của hằng giờ, hằng ngày, hằng tuần làm việc và cả sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Họ luôn đánh giá cao quá trình làm việc chăm chỉ cũng như sự chăm chỉ mỗi ngày.
6. Phản hồi mang tính xây dựng thay vì tiêu cực
Luôn có sự khác biệt giữa "sự phê bình mang tính xây dựng" với "sự chỉ trích tiêu cực". Sự tiêu cực không đem lại ích lợi gì để giúp đỡ người khác. Nhà lãnh đạo tuyệt vời luôn tìm cách để có thể giúp đỡ mọi người thay vì nói lời chỉ trích người khác.
7. Làm những việc cần phải làm
Bất cứ nhà lãnh đạo nào tỏ ý thoái thác bằng câu nói "đó không phải công việc của tôi" sẽ không phải là lãnh đạo thực thụ.
Quả thật, mọi người cần tập trung vào đúng công việc chuyên môn của mình và có trách nhiệm với chúng. Nhưng điều đó không có nghĩa khi khó khăn xảy ra, nhà lãnh đạo lại lùi bước và đẩy trách nhiệm cho nhân viên bằng cách tuyên bố "Mọi người phù hợp xử lý việc đó hơn tôi, hãy tìm cách giải quyết nó đi". Công việc của nhà lãnh đạo xuất phát từ trách nhiệm mà bạn đang gánh vác chứ không chỉ từ chuyên môn.
8. Xây dựng nền văn hóa tích cực
Một nền văn hóa tích cực sẽ tạo ra những kết quả tuyệt vời. Tuy nhiên, điều đó cần sự nỗ lực lâu dài của nhà lãnh đạo. Quan trọng hơn, một nền văn hóa tích cực sẽ tạo ra một môi trường giúp nhân viên cảm thấy được trao quyền để thành công.
9. Luôn tìm ra cách giải quyết vấn đề
Bất cứ ai nói rằng: "Điều này là không thể. Chúng ta không thể" sẽ không phù hợp để làm lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo thực thụ biết rằng luôn có cách giải quyết vấn đề. Nó có thể không phải là cách mọi người định ra ban đầu nhưng là cách tạm thời có thể giải quyết vấn đề.
Nhà lãnh đạo tuyệt vời luôn tìm ra giải pháp và làm bất kể điều gì có thể giúp công ty/tổ chức vượt qua trở ngại trước mắt.
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.