Tiêu điểm
9 ngày, 90 báo đăng 900 bài về vụ lụa “Made in China” của Khaisilk
Những con số kể trên đủ nói lên độ “hot” của vụ xì-căng-đan mang tên “Khaisilk”.
Xì-căng-đan “Khaisilk” qua các con số báo chí
Gõ từ khóa “Khaisilk” trên thanh tìm kiếm của trang Baomoi.com, kết quả nhận được là 708 bài viết liên quan tính từ ngày 23/10, ngày vụ Khaisilk bán lụa có xuất xứ Trung Quốc nhưng khâu nhãn Made in Việt Nam chính thức lên mặt báo. Thời gian thực hiện tìm kiếm là 12h trưa ngày 31/10.
Thống kê cho thấy hơn 700 bài này được thực hiện bởi 88 báo điện tử khác nhau, chưa bao gồm Vnexpress, Dân trí…
Tìm trên trang Vnexpress thì thấy báo này cũng đã đăng 15 bài về vụ Khaisilk. Làm tương tự trên Dân trí thì kết quả nhận được là trên 30 bài.
Như vậy, nếu chỉ tính các báo điện tử cũng đã có ít nhất 90 báo đăng với hơn 750 bài. Nếu tính thêm số bài liên quan bị bỏ sót khi tìm kiếm, các bài đăng báo giấy và số bài tiếp tục được đăng đến hết ngày hôm nay, 31/10 thì con số hoàn toàn có thể lên đến 900 bài.
Tính ra, trung bình mỗi báo đăng 10 bài. Trong đó, khoảng 15 báo đã đăng trên 20 bài. Dân Trí, Lao Động, Người Đưa Tin, Tiền Phong, Đời Sống Plus, Zing… là những báo đăng nhiều bài nhất tính đến thời điểm người viết thống kê được.
Trong 9 ngày vừa qua, cao điểm đưa tin rơi vào hai ngày 26 và 27/10. Mỗi ngày này có xấp xỉ 200 tin bài liên quan đến vụ Khaisilk xuất hiện trên các trang báo điện tử.
Dư luận đã “đổ bê tông” “bia miệng” thương hiệu Khaisilk
Trên đây chỉ thống kê các bài báo. Còn một kênh khác cũng lan truyền và bình luận thậm chí còn sôi động và dày đặc hơn nhiều là Facebook và các trang mạng xã hội khác, cũng như qua truyền miệng.
Có thể thấy, chưa biết số phận pháp lý của chủ nhân Khaisilk và những người liên quan sẽ thế nào, còn linh hồn của thương hiệu Khaisilk thì đã được “chôn lấp” và “gắn bia” bởi dư luận rồi. Một khi “bia miệng” đã được đổ bê tông trên internet rồi thì gần như nó sẽ tồn tại vĩnh viễn.
Không chỉ lụa, nhiều lĩnh vực kinh doanh khác của ông chủ Hoàng Khải như bất động sản, khách sạn nhà hàng… cũng sẽ điêu đứng. Cách duy nhất để các mảng kinh doanh này có thể tiếp tục sống là tự khai tử thương hiệu để sống dưới cái tên khác.
Trong kinh doanh, chữ Tín là tài sản lớn nhất, là linh hồn của thương hiệu. Thương hiệu bất tín thì coi như chết. Ngược lại, nếu giữ được chữ Tín thì dù doanh nghiệp có thể phá sản do yếu tố kỹ thuật, thương hiệu vẫn có thể sống tiếp dựa trên những nguồn lực vật chất khác.
Không đầy đủ chứng cứ, “xử” Khaisilk cách nào?
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Vụ việc Khaisilk là không thể chấp nhận được
Tại lễ ra mắt Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân tại Hà Nội vào tối 30/10, trước câu hỏi của báo chí về quan điểm của Chính phủ đối với vụ việc Khaisilk bán hàng có nguồn gốc Trung Quốc song lại cho khâu nhãn mác "Made in Vietnam", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, đây là hành vi “không thể chấp nhận được”.
Chuyển vụ Khaisilk bán khăn lụa Trung Quốc sang cơ quan điều tra
Chiều ngày 30/10/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì họp với các đơn vị liên quan để nghe báo cáo về việc kiểm tra và xử lý vụ vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa của sản phẩm khăn lụa Khaisilk.
Không đầy đủ chứng cứ, “xử” Khaisilk cách nào?
Khaisilk – thương hiệu tơ lụa nổi tiếng đã lấy hàng Trung Quốc, gắn mác “Made in Vietnam”, gây nên một cuộc khủng hoảng truyền thông chấn động. Kèm theo đó là sự phẫn nộ của người dùng, vì mấy chục năm qua đã tin rằng Khaisilk là hàng truyền thống của Việt Nam 100%!
Biệt thự triệu đô, siêu xe của ông chủ Khaisilk thế chấp ngân hàng
Dự án bất động sản triệu USD, xe sang, biệt thự Phú Quốc...và nhiều tài sản khác trong các công ty của Hoàng Khải đang được dùng làm tài sản bảo đảm khoản vay tại các ngân hàng.
Kiểm tra, lập biên bản cửa hàng Khaisilk bán khăn lụa Trung Quốc
Quản lý thị trường Hà Nội hôm nay phối hợp với cảnh sát kinh tế đã xuống kiểm tra, lập biên bản cửa hàng 113 Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm. Đây là nơi khách hàng phát hiện bán chiếc khăn lụa thương hiệu Khaisilk có gắn mác sản xuất tại Trung Quốc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?