90% rau quả nhập khẩu từ Thái Lan tái xuất sang Trung Quốc

Nguyễn Anh Thứ năm, 07/09/2017 - 14:31

Khi thị trường Trung Quốc thiếu hàng, nhiều doanh nghiệp, thương lái của Việt Nam tranh thủ cơ hội, gia tăng nhập khẩu hàng Thái Lan để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Hoa quả nhập khẩu bày bán trên thị trường.

"Mặc dù số lượng rau quả nhập khẩu từ Thái Lan từ đầu năm đến nay tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, song thực tế có tới 90% sản phẩm nhập khẩu này được tái xuất sang thị trường Trung Quốc", ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.

Ông Hoàng Trung cho biết thêm, hiện nay, hầu hết rau quả của Việt Nam đều được xuất khẩu sang Thái Lan và ngược lại, Thái Lan cũng xuất khẩu sang Việt Nam nhiều loại rau quả như măng cụt, sầu riêng, bòn bon, nhãn... Năm nay, số lượng rau quả nhập khẩu từ Thái Lan tăng khá nhiều so với cùng kỳ năm trước. Qua kiểm tra cho thấy, trên thực tế sản phẩm nhập khẩu không tiêu thụ tại thị trường trong nước mà có tới 90% nhập khẩu xong được tái xuất sang Trung Quốc. 

Một số chuyên gia nông nghiệp cho hay, trước đây, Trung Quốc vốn là thị trường nhập khẩu hoa quả khá lớn của Thái Lan song do muốn nâng tầm sản phẩm trái cây trong nước nên Thái Lan dần tập trung vào chất lượng, thu hẹp sản xuất đại trà, hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc. Khi thị trường Trung Quốc thiếu hàng, nhiều doanh nghiệp, thương lái của Việt Nam tranh thủ cơ hội, gia tăng nhập khẩu hàng Thái Lan để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, uớc tính giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 8/2017 đạt 169 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu rau quả 8 tháng đầu năm 2017 đạt 1,02 tỷ USD, tăng 93,7% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 190 triệu USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ 2016 và mặt hàng quả đạt 809 triệu USD (khoảng gần 18.000 tỷ đồng), tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2016.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.