Trong bối cảnh thị trường bán lẻ công nghệ ảm đạm, Thế Giới Di Động ghi nhận tín hiệu khả quan nhờ bán thịt, cá; FPT Retail liên tục mở mới nhà thuốc Long Châu; còn Digiworld tích cực bán thiết bị gia dụng.
Với diễn biến của thị trường chung, Thế Giới Di Động cho biết sẽ tích cực triển khai tái cấu trúc trong quý 4/2023 để tối ưu chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Với mức doanh thu bình quân trên mỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh liên tục được cải thiện từ đầu năm, và hiện đạt 1,65 tỷ đồng trong tháng 8/2023, chuỗi này đang ở rất gần điểm hòa vốn theo các chuyên gia đến từ SSI, VDSC.
Điểm sáng của Thế Giới Di Động là mức sụt giảm doanh thu bán lẻ công nghệ trong nửa đầu năm 2023 vẫn thấp hơn mức sụt giảm toàn ngành bán lẻ ICT, theo số liệu của Gfk.
Bán lẻ được xem là lĩnh vực mà các hoạt động thực hành ESG dễ nhìn thấy nhất, như việc sử dụng năng lượng tái tạo, quản lý rác thải hiệu quả và tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực...
Kể từ khi có quyền CEO mới là ông Phạm Văn Trọng thay cho Chủ tịch Nguyễn Đức Tài, Bách Hóa Xanh đã lần đầu ghi nhận doanh thu vượt chuỗi thegioididong.com.
Sự ấm lên của thị trường di động đã phần nào phản ánh vào thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp bán lẻ công nghệ hàng đầu trên sàn chứng khoán. Cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động đã tăng hơn 27% từ vùng đáy trong tháng 4/2023, còn cổ phiếu FRT của FPT Retail ghi nhận mức tăng hơn 40%.
Thế Giới Di Động vừa có một khởi đầu năm 2023 khó khăn với doanh thu thuần sụt giảm 26% trong quý 1 trước bối cảnh sức mua điện thoại và điện máy ngày càng suy yếu.
Riêng tháng 4/2023, doanh thu các sản phẩm máy lạnh tại Thế Giới Di Động đã tăng trưởng tới 3 chữ số do nhu cầu cao đột biến của người dân trong mùa nắng nóng.
Bách Hóa Xanh, chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn thứ ba của Việt Nam, có thể bán 20% cổ phần với định giá khoảng 1,7 tỷ USD.