Bách Hóa Xanh, WinCommerce 'kèm' chặt đại gia bán lẻ Thái Lan

Việt Hưng Thứ hai, 02/09/2024 - 17:32

Central Retail của người Thái đang tỏ ra ngang sức, ngang tài với Bách Hóa Xanh và WinCommerce tại thị trường bán lẻ thực phẩm Việt Nam

Doanh thu đáng ngưỡng mộ

Central Retail, đại gia bán lẻ Thái Lan đã công bố kết quả kinh doanh bán niên 2024, ghi nhận 26,5 tỷ bath doanh thu tại thị trường Việt Nam, tương đương 19.300 tỷ đồng, tăng khoảng 3% so với cùng kỳ.

Tính riêng mảng bán lẻ thực phẩm, chủ chuỗi siêu thị GO! đạt doanh thu 23 tỷ bath, tương ứng 16.800 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay.

Tính đến hết tháng 6/2024, Central Retail vận hành hơn 340 địa điểm tại Việt Nam, gồm 77 cửa hàng bán lẻ thực phẩm, trong đó có 38 đại siêu thị GO! và 39 siêu thị. Ngoài ra, đại gia Thái Lan còn sở hữu hơn 200 cửa hàng bán lẻ phi thực phẩm và 39 trung tâm thương mại GO! Malls.

Mặc dù số lượng điểm bán của Central Retail tỏ ra khiêm tốn so với các thương hiệu Việt là Bách Hóa Xanh hơn 1.700 cửa hàng và WinCommerce gần 3.700 cửa hàng, nhưng doanh thu mà đại gia Thái Lan mang về là ngang sức, ngang tài.

Chủ chuỗi siêu thị GO! đạt doanh thu 16.800 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay - Ảnh: VH

Cụ thể, doanh thu mảng bán lẻ thực phẩm của Central Retail trong nửa đầu năm nay đã vượt qua WinCommerce của Masan, đạt hơn 15.800 tỷ đồng và chỉ chịu xếp sau Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di Động đạt 19.490 tỷ đồng.

Có thể nói, đại gia Thái đang được theo "kèm" rất chặt trên sân nhà bán lẻ thực phẩm Việt Nam, dù mô hình hoạt động có phần khác biệt với hai thương hiệu Việt.

Central Retail tập trung vào các đại siêu thị, trong khi WinCommerce và Bách Hóa Xanh có thế mạnh là các siêu thị và mô hình siêu thị tiện lợi.

Sớm nhận ra "thế trận" này, từ đầu năm ngoái, Central Retail đã quyết tâm gia tăng quy mô điểm bán, thông qua việc đầu tư thêm 1,45 tỷ USD vào Việt Nam trong năm năm tới, với mục tiêu chiếm vị trí số 1 trong mảng kinh doanh bán lẻ thực phẩm.

Tháng 6 vừa qua, đại gia Thái Lan đã khởi công trung tâm thương mại GO! Hưng Yên rộng 1,6ha. Đây sẽ là trung tâm thương mại thứ 43 của Central Retail tại Việt Nam nếu đi vào hoạt động năm 2025.

WinCommerce lần đầu ghi nhận lợi nhuận sau thuế dương sau gần 10 năm hoạt động - Ảnh: VH

Thế trận của các thương hiệu bán lẻ thực phẩm Việt

Không lên kế hoạch mở rộng mạnh mẽ như đại gia ngoại, các thương hiệu bán lẻ của Việt Nam dường như chỉ đang tập trung vào yếu tố chất lượng và làm sao để có lãi trong nửa đầu năm nay.

WinCommerce và Bách Hóa Xanh đều không hẹn mà gặp, khi cùng giải thành công bài toán lợi nhuận dương trong quý II/2024.

Với WinCommerce, tháng 6/2024 được xem là dấu mốc quan trọng với chuỗi này, khi lần đầu ghi nhận lợi nhuận sau thuế dương sau gần 10 năm hoạt động, nhờ nâng cấp, cải tiến cửa hàng WiN (hướng đến người tiêu dùng ở khu vực thành thị) và WinMart+ Rural (phục vụ người tiêu dùng ở khu vực ở nông thôn).

Từ đây, WinCommerce sẽ tăng tốc độ mở cửa hàng trong nửa cuối năm để đạt khoảng 100 cửa hàng WiN mới mỗi quý, mục tiêu đến năm 2030 đạt 10.000 cửa hàng, trở thành đơn vị bán lẻ có độ phủ lớn nhất Việt Nam.

Với Bách Hóa Xanh, sau giai đoạn tái cơ cấu phải đóng cửa hàng trăm điểm bán do hoạt động không hiệu quả, chuỗi bán lẻ thực phẩm của Thế Giới Di Động đã bắt đầu có có lãi ở cấp độ công ty sau 9 năm phát triển.

Bách Hóa Xanh sẽ dẫn dắt đà tăng trưởng của Thế Giới Di Động - Ảnh: VH

Bách Hóa Xanh được Chủ tịch Nguyễn Đức Tài kỳ vọng là nhân tố dẫn dắt đà tăng trưởng của Thế Giới Di Động trong nhiều năm tới, đồng thời tin tưởng chuỗi này sẽ sớm đạt đến một quy mô đủ lớn và niêm yết trên sàn chứng khoán.

Năm nay, Bách Hoá Xanh đặt kế hoạch mở mới 100 cửa hàng ở khu vực phía Nam và có thể xem xét kế hoạch mở rộng ra miền Trung, miền Bắc.

Ngoài ra, một thương hiệu đáng chú ý khác là Co.op Mart thuộc Saigon Co.op cũng có kế hoạch nâng số điểm bán lên 900 điểm trong năm nay, với mục tiêu doanh thu năm 2024 tăng 7% so với con số hơn 30.000 tỷ đồng cùng kỳ.

Việc WinCommerce, Bách Hóa Xanh và Co.op Mart tăng tốc mở rộng quy mô diễn ra trong bối cảnh thị trường hàng tiêu dùng của Việt Nam được dự báo sẽ có những hồi phục tích cực hơn vào những tháng cuối năm.

Xa hơn, đây vẫn được xem là thị trường rất tiềm năng đối với các nhà bán lẻ, nhất là khi thu nhập bình quân của người dân ngày càng cao, tầng lớp trung lưu đang tăng rất nhanh và kênh mua sắm hiện đại ngày càng được ưa chuộng.

Masan tái cấu trúc, tập trung cho mảng tiêu dùng bán lẻ

Masan tái cấu trúc, tập trung cho mảng tiêu dùng bán lẻ

Doanh nghiệp -  4 tháng
Giao dịch chuyển nhượng H.C Starck cho Mitsubishi Materials dự kiến sẽ cải thiện lợi nhuận hợp nhất của Masan và góp phần vào mục tiêu giảm nợ ròng trên EBITDA về mức 3,5x.
Masan tái cấu trúc, tập trung cho mảng tiêu dùng bán lẻ

Masan tái cấu trúc, tập trung cho mảng tiêu dùng bán lẻ

Doanh nghiệp -  4 tháng
Giao dịch chuyển nhượng H.C Starck cho Mitsubishi Materials dự kiến sẽ cải thiện lợi nhuận hợp nhất của Masan và góp phần vào mục tiêu giảm nợ ròng trên EBITDA về mức 3,5x.
Doanh nghiệp bán lẻ 'lùi 1 bước để tiến 3 bước'

Doanh nghiệp bán lẻ 'lùi 1 bước để tiến 3 bước'

Doanh nghiệp -  2 tuần

Thế Giới Di Động, PNJ, FPT Retail đều gặp thách thức trong ngắn hạn, nhưng liệu đây có phải là bước lùi đáng lo ngại?

Tâm điểm du lịch bán lẻ cả nước gọi tên Vinpearl Harbour

Tâm điểm du lịch bán lẻ cả nước gọi tên Vinpearl Harbour

Nhịp cầu kinh doanh -  1 tháng

Chỉ vừa mới ra mắt đầu năm 2024 nhưng Vinpearl Harbour tại Nha Trang đã nhanh chóng trở thành tâm điểm du lịch bán lẻ cả nước.

Marina Central Tower cho thuê văn phòng và mặt bằng bán lẻ tại quận 1

Marina Central Tower cho thuê văn phòng và mặt bằng bán lẻ tại quận 1

Bất động sản -  1 tháng

Tòa nhà thương mại trong quy hoạch tổng thể của Grand Marina, Saigon cung cấp hơn 106.000m² diện tích cho thuê

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  38 phút

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  4 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  5 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  19 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  1 ngày

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  1 ngày

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.