Analytic
Hotline: 08887 08817

Việt Nam học được gì từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp Thái Lan

Theo ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch Fiin Group, bên cạnh phía cung hàng hóa là sản phẩm trái phiếu, việc quan trọng hơn lúc này là cần phát triển cơ sở nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp đang trong cảnh 'khó có thể khó khăn hơn'

Những dữ liệu của FiinGroup cho thấy, các doanh nghiệp đang ở giai đoạn “khó có thể khó khăn hơn”. Tuy nhiên, nhận định trên cũng hàm ý sự suy thoái đã có dấu hiệu chạm đáy, sự hồi phục nhẹ đã được ghi nhận quý 2/2023 khi tốc độ suy giảm đang có xu hướng chậm lại.

Nhà đầu tư cá nhân chưa dừng bán ròng cổ phiếu

Với lãi suất dự kiến tiếp tục duy trì ở nền cao trong năm 2023, báo cáo của FiinGroup dự báo dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân khó có thể tích cực trở lại.

Nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp sẽ giảm mạnh

Theo quy định mới, nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp cần đảm bảo danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải đạt giá trị bình quân tối thiểu 2 tỷ đồng trong thời gian tối thiểu 6 tháng liền kề, không bao gồm giá trị vay ký quỹ và giá trị chứng khoán thực hiện giao dịch mua bán lại.

Khoảng trống lớn nguồn vốn dành cho cơ sở hạ tầng

Mỗi năm Việt Nam cần ít nhất 25 – 30 tỷ USD vốn đầu tư cho đến năm 2040. Tuy nhiên, theo ước tính của FiinGroup, trung bình hàng năm Việt Nam có khoảng cách tài trợ nợ từ 5,8 đến 6,8 tỷ USD, tức là tổng cộng nhu cầu tài chính lên đến 116 tỷ USD cho đến năm 2040.

Nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng thành viên độc lập HĐQT

Tỷ lệ trong HĐQT cũng như mức lương còn thấp là hai trong số những minh chứng cho thấy các thành viên độc lập HĐQT không đóng vai trò thiết yếu trong nhiều công ty mà sự hiện diện của họ chủ yếu là để đáp ứng yêu cầu luật định.

FiinGroup: Có thể xuất hiện doanh nghiệp mất thanh khoản do áp lực đáo hạn trái phiếu

Sau khi có quy định mới, FiinGroup cho rằng chỉ những doanh nghiệp có năng lực và hồ sơ minh bạch mới có thể đáp ứng. Ở chiều ngược lại, vẫn sẽ có hiện tượng doanh nghiệp khó khăn trong việc cơ cấu lại nợ và dẫn đến mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, đây là vấn đề thị trường và thông lệ quốc tế mà thị trường Việt Nam cần phải chấp nhận để phát triển lành mạnh và bền vững.

Bản đồ hệ sinh thái Fintech Việt Nam

Ngành fintech của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là về số lượng các công ty mới. Năm 2018, toàn thị trường có 144 công ty. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, con số này tăng đột biến vào năm 2021 và đến năm 2022, ước tính đã có hơn 260 công ty tham gia lĩnh vực fintech tại Việt Nam. Đây là số lượng công ty tham gia vào lĩnh vực fintech cao kỷ lục từ trước đến nay.

Duy trì lãi suất thấp giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ hơn

Theo ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup, cần duy trì mức chi phí vốn rẻ như hiện nay để đảm bảo đa số doanh nghiệp có thể có lợi nhuận trong trung và dài hạn

Xếp hạng tín nhiệm giúp phục hồi thị trường TPDN bền vững

Xếp hạng tín nhiệm độc lập sẽ có ý nghĩa cao hơn cho sự hồi phục và phát triển thị trường vốn nếu như được sử dụng rộng rãi bởi các nhà đầu tư.