Năm 2022 đặt dấu mốc quan trọng cho sự khởi động của kinh tế tuần hoàn, với việc Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực và Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn Việt Nam chính thức được phê duyệt. Tuy nhiên, để thực sự đưa nền kinh tế bước vào quá trình chuyển đổi tuần hoàn, nhiều yếu tố cần được chuẩn bị.
Nhanh chóng áp dụng các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020; loại bỏ dần các nhà máy đốt rác; tận dụng triệt để rác hữu cơ để ủ phân vi sinh là một số điều Việt Nam cần thực hiện để quản lý hiệu quả rác thải rắn và thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn, nhìn từ kinh nghiệm của Nhật Bản.
Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là một trong những vấn đề mới và nóng được Việt Nam quan tâm đẩy mạnh trong những năm gần đây. Năm 2020, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên thuộc ASEAN thể chế hóa vấn đề kinh tế tuần hoàn trong Luật Bảo vệ môi trường (BVMT).
Các quy định về công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được đặt ra tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 và nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn luật, yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm thu gom, tái chế bắt buộc. Nếu vi phạm, mức phạt hành chính có thể lên đến 2 tỷ đồng.
Năm 2022 đánh dấu mốc là năm đầu tiên thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020, cũng là năm đầu triển khai quyết liệt các hành động hướng tới cam kết trung hòa phát thải carbon vào năm 2050 của Việt Nam tại COP26.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 là những viên gạch đầu tiên xây dựng ngành công nghiệp tái chế hiện đại. Phải làm thật tốt, thật quyết liệt, làm sao để 20 năm tới, chúng ta sẽ có một Việt Nam xanh, sạch, đẹp.
Những sản phẩm độc hại, không có khả năng tái chế theo quy định tại điều 55 Luật Bảo vệ môi trường 2020 sẽ phải chịu mức phí đóng góp bắt buộc vào Quỹ Bảo vệ môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 đưa ra quan điểm mới trong quản lý rác thải rắn là “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, thể hiện qua những công cụ chính sách như trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), thu phí rác thải theo khối lượng.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực đang được quốc tế đánh giá cao, như một bước đi đầu tiên của Việt Nam trong guồng quay của mô hình kinh tế tuần hoàn.
Thu phí rác thải theo khối lượng, quy định mới về giấy phép môi trường, không thu gom rác thải không được phân loại… là những điểm mới trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, chính thức có hiệu lực vào năm mới.
Vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp đã lần thứ 5 gửi thư đến Thủ tướng Chính phủ, đề xuất về một cuộc đối thoại với Bộ Tài nguyên và môi trường về dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Sau cuộc họp với Bộ Tài nguyên và môi trường sáng ngày 18/10, nhiều điều bất cập trong dự thảo nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 vẫn chưa được ban soạn thảo tiếp thu.
Đây là ý kiến của TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) khi dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020 vẫn xây dựng theo cách tiếp cận cũ, bộc lộ nhiều bất cập và phi thực tế.
Trước những trăn trở được cộng đồng doanh nghiệp nêu ra, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường đã chỉ đạo ban soạn thảo dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 sửa đổi 7 vấn đề thuộc 4 nhóm nội dung lớn.