Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Thu phí rác thải theo khối lượng, quy định mới về giấy phép môi trường, không thu gom rác thải không được phân loại… là những điểm mới trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, chính thức có hiệu lực vào năm mới.
So với Luật Bảo vệ môi trường 2014, luật mới đưa ra những nội dung mang tính đột phá trong công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường từ cấp độ cộng đồng, người tiêu dùng cho tới công nghiệp.
Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nhiều quy định nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, với công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) tại điều 54 và điều 55. Đây là công cụ được đánh giá là có tác động lớn, đã được đưa vào luật từ nhiều năm trước nhưng chưa có cơ chế thực thi.
Luật cũng công nhận cộng đồng dân cư là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường, thay đổi phương thức quản lý môi trường với các dự án đầu tư, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh có nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định thu phí rác thải theo khối lượng, thay vì thu phí bình quân đầu người như trước đây. Quy định này được thực hiện bằng cách phát hành các túi rác thải với kích thước tương ứng và bán cho người dân. Giá tiền của túi rác sẽ thay thế cho phí bảo vệ môi trường.
Để giảm chi phí rác thải, người dân cần thực hiện phân loại. Chỉ có những loại rác thải sinh hoạt không có khả năng tái chế mới đặt vào túi rác thu phí.
Quy định về phân loại rác cũng được đặt ra trong luật mới. Cụ thể, mỗi gia đình có 3 thùng rác cho rác thải có khả năng tái chế, rác thải hữu cơ và rác không có giá trị tái chế. Gia đình, cá nhân nào không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom, vận chuyển.
Những quy định này được kỳ vọng sẽ xử lý tốt công tác phân loại rác tại nguồn, được xem là mắt xích rất yếu trong quá trình thực hiện kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó, đảm bảo được nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, tránh “cào bằng” khiến người dân không có động lực phân loại rác, bảo vệ môi trường.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.