Phát triển bền vững

Phân bổ hạn ngạch khí thải cho 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh

Hoàng Đông Thứ ba, 25/03/2025 - 13:14
Nghe audio
0:00

Hạn ngạch khí thải sẽ được phân bổ cho 150 cơ sở thuộc lĩnh vực nhiệt điện, sản xuất sắt thép và sản xuất xi măng trong giai đoạn đầu.

Các cơ sở nhiệt điện có thể sắp bị áp hạn ngạch khí thải. Ảnh: Hoàng Anh

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon được xây dựng nhằm quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo hướng phù hợp với tình hình thực tiễn, hướng đến cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu.

Nội dung đáng chú ý của dự thảo này là việc phân bổ hạn ngạch khí thải theo ba giai đoạn, bao gồm giai đoạn 2025 – 2026, 2027 – 2028 và 2029 – 2030. Trong giai đoạn đầu tiên, dự kiến 150 cơ sở sẽ được cấp hạn ngạch khí thải, thuộc ba lĩnh vực là nhiệt điện, sản xuất sắt thép và sản xuất xi măng.

Các đơn vị được cấp hạn ngạch sẽ phải thực hiện các giải pháp giảm nhẹ cường độ phát thải về dưới mức hạn ngạch khí thải cho phép. Trong trường hợp phát thải cao hơn hạn ngạch, các cơ sở có thể phải đóng tiền phạt.

Việc cấp hạn ngạch khí thải là cơ sở để xây dựng thị trường tín chỉ carbon bắt buộc tại Việt Nam, có thể hiểu là buôn bán “quyền phát thải khí nhà kính”. Tức là, đơn vị phát thải vượt mức cho phép sẽ phải mua hạn ngạch, tức tín chỉ carbon của đơn vị thừa hạn ngạch ở một tỷ lệ cho phép.

Đáng chú ý, theo một số chuyên gia, hạn ngạch sẽ ngày càng thu hẹp, đồng nghĩa với việc trên thị trường carbon bắt buộc, lượng tín chỉ carbon sẽ ngày càng ít đi trong khi nhu cầu tăng lên, khiến giá của tín chỉ carbon tăng không ngừng.

Dự thảo nghị định đề xuất các bộ quản lý ngành sẽ chịu trách nhiệm phân bổ hạn ngạch hàng năm cho cơ sở thuộc ngành đó.

Bộ Nông nghiệp và môi trường chịu trách nhiệm tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt tổng hạn ngạch khí thải theo giai đoạn và hàng năm, sau đó tổ chức phân bổ hạn ngạch khí thải chính thức cho các cơ sở.

Bên cạnh quy định về hạn ngạch khí thải, dự thảo nghị định cũng đề xuất một số nội dung sửa đổi, hoàn thiện quy định về thị trường tín chỉ carbon, bổ sung hệ thống đăng ký quốc gia về hạn ngạch khí thải và tín chỉ carbon, quy định rõ đối tượng tham gia thị trường carbon, quy định cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước.

Phát biểu chỉ đạo về dự thảo nghị định, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Nông nghiệp và môi trường phải quán triệt hệ thống luật pháp chuyên ngành và thỏa thuận quốc tế nhưng cũng phải đưa ra tư duy thử nghiệm (sandbox) để cập nhật và giải quyết những vấn đề có thể phát sinh.

Song song với đó, thủ tục hành chính mới phát sinh từ nghị định phải thể hiện vai trò, chức năng quản lý nhà nước nhưng phải đơn giản, gọn nhẹ nhất có thể, tránh tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.

Gần 2.200 doanh nghiệp phải kiểm kê khí thải

Gần 2.200 doanh nghiệp phải kiểm kê khí thải

Phát triển bền vững -  9 tháng
Kiểm kê khí thải sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc đối với gần 2,2 nghìn doanh nghiệp tại Việt Nam, theo Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Gần 2.200 doanh nghiệp phải kiểm kê khí thải

Gần 2.200 doanh nghiệp phải kiểm kê khí thải

Phát triển bền vững -  9 tháng
Kiểm kê khí thải sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc đối với gần 2,2 nghìn doanh nghiệp tại Việt Nam, theo Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Cắt giảm khí thải là năng lực cạnh tranh mới

Cắt giảm khí thải là năng lực cạnh tranh mới

Phát triển bền vững -  1 năm

Doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn đối tác có giải pháp bền vững hơn để xanh hóa chuỗi cung ứng. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể bị loại khỏi chuỗi cung ứng của đối tác nếu không có các nỗ lực giảm nhẹ cường độ phát thải.

Doanh nghiệp làm gì để kiểm kê và giảm nhẹ khí thải

Doanh nghiệp làm gì để kiểm kê và giảm nhẹ khí thải

Phát triển bền vững -  1 năm

Kiểm kê và thực hiện khí thải nhà kính là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp nằm trong danh mục của Chính phủ, cũng như một số doanh nghiệp thuộc diện điều chỉnh của cơ chế CBAM.

Cần một ‘mức giá’ cho khí thải carbon

Cần một ‘mức giá’ cho khí thải carbon

Phát triển bền vững -  2 năm

Các công cụ định giá khí thải carbon là cần thiết để đưa chi phí phát thải gây ô nhiễm vào giá thành sản phẩm, dịch vụ, từ đó hạn chế sản xuất kém bền vững, đồng thời huy động được nguồn tài chính hỗ trợ các giải pháp thân thiện với môi trường.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  4 ngày

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  5 ngày

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  5 ngày

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  1 tuần

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  1 tuần

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Tiêu điểm -  5 giờ

Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.

Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Vietnam Airlines cùng các đơn vị thành viên đã khởi công dự án cung cấp suất ăn hàng không và dịch vụ bảo dưỡng tàu bay.

Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Leader talk -  6 giờ

Dự thảo nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để đất nước bứt tốc trong kỷ nguyên mới.

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Tài chính -  7 giờ

Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Tiêu điểm -  7 giờ

Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Tiêu điểm -  8 giờ

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Tiêu điểm -  8 giờ

Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.