Tại Việt Nam hiện nay, công việc chính của hầu hết các văn phòng luật sở hữu trí tuệ là hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu, sáng chế... Trong khi đó, tại thị trường nước ngoài, tư vấn chiến chiến lược về quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp đã trở thành một cấu phần kinh doanh không thể thiếu của nhiều văn phòng luật.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 17/2023/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan. Nghị định này quy định rõ đâu là những loại hình tác phẩm được và không được bảo hộ quyền tác giả.
Một báo cáo gần đây cho thấy ngày càng có nhiều đương sự nước ngoài chọn giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ quốc tế tại Trung Quốc. Các chuyên gia cho biết, điều này cho thấy các nhà sáng tạo nước ngoài đang ngày càng công nhận và tin tưởng vào hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Trung Quốc.
Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhằm có được sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Trong khi đó, doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu để được bảo vệ theo pháp luật sở hữu trí tuệ.
Nhằm tuân thủ các Hiệp định CPTPP, EVFTA và RCEP, Luật sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi lần thứ 3 và có hiệu lực từ 1/1/2023 (“Luật SHTT 2022”). Luật SHTT 2022 có nhiệm vụ bảo hộ quyền độc quyền khai thác đối với sáng tạo kỹ thuật (như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng) và độc quyền sử dụng đối với chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm (như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý).
Gần đây, phiên tòa xét xử vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Bia Sài Gòn” diễn ra tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng, từ đó gợi ra những vấn đề nhất định trong pháp luật sở hữu trí tuệ.
Một số năm trở lại đây, trào lưu review phim trên các trang mạng xã hội nổi lên như một hiện tượng, gây không ít thiệt hại cho nhà sản xuất. Với Luật sở hữu trí tuệ chỉnh sửa, bổ sung năm 2022, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/2023, hành vi này sẽ được xử lý mạnh tay.
Mới đây, ngày 31/1, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã công bố danh sách các "thị trường khét tiếng" về hàng giả và vi phạm bản quyền. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thế giới về sản xuất hàng lậu vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Việt Nam cũng có mặt trong danh sách này.
Việt Nam đã ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại nhằm thúc đẩy cải cách và thực thi luật sở hữu trí tuệ. Nhưng trên thực tế, ở Việt Nam, hoạt động này còn chậm chạp và có nhiều thiếu sót. Vậy, liệu vụ kiện giữa chú sói Wolfoo của Việt Nam và lợn Peppa Pig của Anh gần đây có góp phần làm thay đổi điều đó?
Mới đây, Legal 500 đã công bố danh sách 6 công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam do tổ chức này bình chọn. Legal 500 là tổ chức uy tín quốc tế trong đánh giá và xếp hạng các công ty luật cũng như luật sư hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Có một điều khá rõ ràng là trong pháp luật sở hữu trí tuệ (SHTT), nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp là hai khái niệm tách biệt. Tuy vậy, trong rất nhiều trường hợp, doanh nghiệp cần phải đăng ký bảo hộ song hành cả nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp cho cùng một đối tượng của sản phẩm.
Trong năm qua, rất nhiều chuyên gia đã dự đoán về những tác động toàn diện của metaverse và NFT đối với nền kinh tế toàn cầu. Điều này khiến cho nhiều người đặt câu hỏi: liệu luật pháp có nhất thiết phải tạọ ra những quy định mới để thích ứng với những thay đổi này hay không?
Gần đây, với việc nới lỏng các quy định về các cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam, hàng loạt các cuộc thi hoa hậu ra đời. Điều này dẫn đến việc rất nhiều cuộc thi hoa hậu có tên tương tự, gần giống hoặc giống hệt nhau dẫn đến sự tranh chấp giữa các bên và sự nhầm lẫn của công chúng. Vậy luật sở hữu trí tuệ quy định như thế nào về việc đặt tên?