Lợi nhuận ACB tăng mạnh nhờ thu nhập ngoài lãi

Dũng Phạm Thứ hai, 28/07/2025 - 11:13
Nghe audio
0:00

Thu nhập ngoài lãi đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận của ACB trong quý vừa qua, trong bối cảnh nguồn thu truyền thống từ tín dụng có dấu hiệu chững lại.

Thu nhập ngoài lãi dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2025 vừa được công bố, lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 10.690 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ và hoàn thành 46% kế hoạch năm đề ra là 23.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, động lực tăng trưởng chính trong quý vừa qua đến từ các khoản thu nhập ngoài lãi, trong bối cảnh nguồn thu truyền thống từ tín dụng có dấu hiệu chững lại.

Theo đó, thu nhập lãi thuần trong quý II chỉ đạt 6.680 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính đến từ việc chi phí vốn gia tăng trong khi biên lãi ròng (NIM) chịu áp lực thu hẹp do cạnh tranh lãi suất huy động ngày càng lớn khiến hiệu quả thu lãi từ tín dụng bị ảnh hưởng đáng kể.

Trong đánh giá mới nhất, công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng NIM của ACB sẽ tiếp tục chịu áp lực từ phía đầu ra do các ngân hàng ưu tiên tăng trưởng. Đơn vị này đã điều chỉnh dự báo NIM năm 2025 của ACB giảm xuống còn 3,47%, trước khi kỳ vọng mức hồi phục nhẹ lên 3,53% vào năm 2026.

Trong bối cảnh biên lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bị thu hẹp, các khoản thu nhập ngoài lãi đã trở thành điểm tựa đáng kể trong bức tranh tài chính quý II của ACB.

NIM của ACB được dự báo cải thiện dần về cuối năm. Ảnh: KBSV

Đặc biệt, khoản thu từ hoạt động khác ghi nhận 812 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần so với cùng kỳ, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng lợi nhuận chung. Hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng ghi nhận kết quả tích cực với lợi nhuận đạt 670 tỷ đồng, tăng 57% so với quý II/2024.

Đáng chú ý, sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán từ đầu năm giúp mảng mua bán chứng khoán đầu tư mang lại 446 tỷ đồng lãi thuần, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 14 tỷ đồng. Mảng mua bán chứng khoán kinh doanh cũng có chuyển biến tích cực khi ghi nhận lợi nhuận 36 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ 41 tỷ đồng của quý II năm ngoái.

Ngoài ra, thu nhập từ góp vốn và mua cổ phần đạt 58 tỷ đồng, tăng gần 11 lần so với cùng kỳ. Diễn biến này phản ánh sự chủ động của ACB trong việc tận dụng cơ hội đầu tư tài chính và tối ưu hóa hiệu quả từ các khoản đầu tư chiến lược.

Bên cạnh những điểm sáng, một số mảng hoạt động vẫn ghi nhận kết quả kém tích cực. Lãi thuần từ dịch vụ – nguồn thu ổn định từ bán lẻ và thanh toán – giảm mạnh 34% so với cùng kỳ, chỉ còn 584 tỷ đồng trong quý II.

Tính đến cuối quý II, tổng tài sản của ACB tăng 8% so với đầu năm, lên 933.500 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tín dụng tiếp tục tăng trưởng, đạt khoảng 634.000 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm, với cơ cấu cân bằng giữa cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất huy động cao và rủi ro tín dụng khiến biên lợi nhuận chịu sức ép.

Ở chiều huy động, ACB ghi nhận 707.000 tỷ đồng, tăng 10,6%. Trong đó, tiền gửi khách hàng tăng 5,6%, còn lại là giấy tờ có giá tăng mạnh 37%, phản ánh chiến lược gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, dù kéo theo chi phí cao hơn.

Tính đến cuối tháng 6, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ từ 1,51% hồi đầu năm xuống 1,28%. Nợ có khả năng mất vốn giảm gần 13%, còn gần 5.900 tỷ đồng, cho thấy tín hiệu tích cực trong công tác xử lý nợ.

Dù vậy, tỷ lệ bao phủ nợ xấu chỉ đạt 76%, xếp vào nhóm trung bình trong hệ thống. KBSV vẫn đánh giá cao chất lượng tín dụng của ACB nhờ chiến lược cho vay thận trọng, bao gồm cả hoạt động cho vay trong các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, từ phát triển dự án đến cho vay mua nhà.

Đồng thời, chi phí dự phòng có thể sẽ giảm trong thời gian tới nhờ quá trình tố tụng và thu hồi nợ được đẩy mạnh trong bối cảnh thanh khoản của thị trường bất động sản đang dần cải thiện.

Tận dụng sự phục hồi của thị trường

Bước vào nửa cuối năm 2025, ACB được kỳ vọng sẽ quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng tín dụng bền vững nhờ chiến lược danh mục cho vay hạn chế rủi ro và khả năng thích ứng linh hoạt với điều kiện thị trường.

Theo dự báo của KBSV, phân khúc doanh nghiệp lớn (MMLC) sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng hai con số do hiện nay chỉ chiếm khoảng 10% tổng dư nợ, tạo dư địa mở rộng lớn cho ngân hàng.

Đồng thời, nhu cầu tín dụng từ khách hàng cá nhân, vốn chiếm hơn 60% cơ cấu dư nợ, được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh hơn trong nửa cuối năm 2025 và sang năm 2026, đồng hành cùng đà phục hồi của nền kinh tế và thị trường bất động sản.

Trong khi đó, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có thể sẽ hồi phục chậm hơn do mức độ nhạy cảm cao với các biến động kinh tế vĩ mô.

Về cơ cấu lĩnh vực cho vay, ACB đang mở rộng tín dụng vào bất động sản khu công nghiệp với tỷ trọng khoảng 1 đến 1,5% tổng dư nợ. Theo chia sẻ từ phía ngân hàng, khách hàng chính trong lĩnh vực này là các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và một phần nhỏ từ Trung Quốc, vì vậy tác động tiêu cực từ các chính sách thuế quan bất định dự kiến sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến danh mục cho vay của ACB.

Đồng thời, các khoản cho vay dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và khối FDI hiện chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 5%, với thị trường chủ yếu nằm ngoài khu vực Mỹ. Điều này sẽ giúp ACB hạn chế được ảnh hưởng trực tiếp từ các biện pháp đánh thuế đối ứng của Mỹ.

Dựa trên các yếu tố vĩ mô và chiến lược nội tại, KBSV tiếp tục duy trì dự phóng tăng trưởng tín dụng 17% cho cả năm 2025 đối với ACB. Dự báo này được hỗ trợ bởi chiến lược đa dạng hóa danh mục, định hướng thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 68, cũng như triển vọng phục hồi của thị trường bất động sản tại khu vực miền Nam, vốn là thị trường trọng điểm của ACB, khi nguồn cung dự kiến sẽ cải thiện rõ rệt trong các quý tới.

Bộ đệm dự phòng mỏng hơn, ACB đối mặt bài toán nợ xấu ra sao

Bộ đệm dự phòng mỏng hơn, ACB đối mặt bài toán nợ xấu ra sao

Tài chính -  2 tháng
Việc Thông tư 02 hết hiệu lực đã dẫn đến một số khoản vay bị phân loại lại, qua đó ảnh hưởng đến các chỉ số về nợ xấu của ACB.
Bộ đệm dự phòng mỏng hơn, ACB đối mặt bài toán nợ xấu ra sao

Bộ đệm dự phòng mỏng hơn, ACB đối mặt bài toán nợ xấu ra sao

Tài chính -  2 tháng
Việc Thông tư 02 hết hiệu lực đã dẫn đến một số khoản vay bị phân loại lại, qua đó ảnh hưởng đến các chỉ số về nợ xấu của ACB.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Doanh nghiệp -  2 tháng

Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.

ACB giữ thế thủ trước biến động kinh tế

ACB giữ thế thủ trước biến động kinh tế

Tài chính -  3 tháng

Trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt nhiều thách thức như sức mua phục hồi chậm và áp lực tỷ giá tăng cao, ACB tiếp tục theo đuổi chiến lược tăng trưởng thận trọng, ưu tiên kiểm soát rủi ro hơn là mở rộng quy mô nhanh.

ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan

ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan

Tài chính -  3 tháng

Liệu con tàu ACB có thể về đích, khi liên tục xuất hiện những cơn gió ngược như Mỹ áp thuế đối ứng, hay bóng ma chiến tranh thương mại ngày một hiện hữu?

Đề xuất áp thuế giao dịch tài sản số như chứng khoán

Đề xuất áp thuế giao dịch tài sản số như chứng khoán

Tài chính -  1 ngày

Tại Việt Nam ước tính có khoảng 21 triệu người đã đầu tư vào lĩnh vực tài sản số với tổng giá trị giao dịch hàng năm lên đến 100 tỷ USD.

Ngân hàng nhà nước bơm ròng kỷ lục 8 năm

Ngân hàng nhà nước bơm ròng kỷ lục 8 năm

Tài chính -  3 ngày

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 22.500 tỷ đồng qua OMO, ngừng phát hành tín phiếu, nhằm giảm áp lực lãi suất liên ngân hàng.

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tài chính -  3 ngày

Mặc dù tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chững lại, các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản của Việt Nam vẫn được duy trì ổn định.

'Nội lực' kinh tế đang tạo đà để chứng khoán Việt bứt phá

'Nội lực' kinh tế đang tạo đà để chứng khoán Việt bứt phá

Tài chính -  4 ngày

VN-Index chính thức vượt mốc 1.500 điểm khi những cải cách về thể chế để hỗ trợ "nội lực" nền kinh tế dần được thông qua.

Cách Techcombank làm mới mảng kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Cách Techcombank làm mới mảng kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Tài chính -  5 ngày

Cùng với sự ra đời của công ty bảo hiểm phi nhân thọ TCGI, việc được Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ Techcom đã giúp Techcombank đã hoàn thiện “trải nghiệm tài chính liền mạch”, chuẩn bị cho những bước tiến lớn hơn của một hệ sinh thái tài chính toàn diện.

Lợi nhuận ACB tăng mạnh nhờ thu nhập ngoài lãi

Lợi nhuận ACB tăng mạnh nhờ thu nhập ngoài lãi

Tài chính -  2 giờ

Thu nhập ngoài lãi đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận của ACB trong quý vừa qua, trong bối cảnh nguồn thu truyền thống từ tín dụng có dấu hiệu chững lại.

Cận cảnh siêu phẩm VinFast Evo Grand lần đầu xuất hiện tại 'VinFast xanh Fest Icon'

Cận cảnh siêu phẩm VinFast Evo Grand lần đầu xuất hiện tại 'VinFast xanh Fest Icon'

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Xuất hiện lần đầu tại sự kiện “VinFast Xanh Fest Icon” (TP.HCM), xe máy điện VinFast Evo Grand thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng, từ giới tài xế chạy dịch vụ tới khách hàng cá nhân nhờ thiết kế hợp lý, quãng đường lên đến 262 km/lần sạc và khả năng sạc linh hoạt.

'Đại hội đổi xăng lấy điện' bùng nổ khắp 3 miền

'Đại hội đổi xăng lấy điện' bùng nổ khắp 3 miền

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Chuỗi sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” do VinFast tổ chức đã giúp đông đảo khách hàng tại Hà Nội, Khánh Hòa và An Giang lên đời xe điện dễ dàng chưa từng thấy.

IFC rót 500 tỷ đồng mua trái phiếu Công ty thu phí tự động VETC

IFC rót 500 tỷ đồng mua trái phiếu Công ty thu phí tự động VETC

Tiêu điểm -  3 giờ

Khoản đầu tư từ IFC sẽ giúp VETC mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao kết nối và an toàn giao thông.

Ngân hàng TMCP Bắc Á - Tập đoàn TH thông qua Quỹ Vì Tầm Vóc Việt trao tặng 4 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Nghệ An khắc phục hậu quả do hoàn lưu bão số 3

Ngân hàng TMCP Bắc Á - Tập đoàn TH thông qua Quỹ Vì Tầm Vóc Việt trao tặng 4 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Nghệ An khắc phục hậu quả do hoàn lưu bão số 3

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Sẻ chia những thiệt hại, mất mát của bà con, đồng hành cùng quê hương vượt qua thiên tai, Tập đoàn TH, Ngân hàng TMCP Bắc Á đã thông qua Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, trao tặng 4 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Nghệ An khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra.

Thế Giới Di Động có quý doanh thu kỷ lục dù cắt giảm 200 cửa hàng

Thế Giới Di Động có quý doanh thu kỷ lục dù cắt giảm 200 cửa hàng

Doanh nghiệp -  18 giờ

Thế Giới Di Động sau khi áp dụng chiến thuật giảm lượng, tăng chất, đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích ở đồng đều các chuỗi trong hệ sinh thái.

Đề xuất áp thuế giao dịch tài sản số như chứng khoán

Đề xuất áp thuế giao dịch tài sản số như chứng khoán

Tài chính -  1 ngày

Tại Việt Nam ước tính có khoảng 21 triệu người đã đầu tư vào lĩnh vực tài sản số với tổng giá trị giao dịch hàng năm lên đến 100 tỷ USD.