Sở hữu trí tuệ

Nhiều đương sự chọn giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc

Hoàng An Thứ sáu, 14/04/2023 - 21:05

Một báo cáo gần đây cho thấy ngày càng có nhiều đương sự nước ngoài chọn giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ quốc tế tại Trung Quốc. Các chuyên gia cho biết, điều này cho thấy các nhà sáng tạo nước ngoài đang ngày càng công nhận và tin tưởng vào hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Trung Quốc.

Trung Quốc đang đẩy mạnh những hoạt động về đổi mới sáng tạo cả về hoạt động xác lập, quản lý và thực thi vè sở hữu trí tuệ

Theo báo cáo thường niên của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc vào cuối tháng trước, Tòa sở hữu trí tuệ nước này đã tiếp nhận 457 vụ việc mới liên quan đến các tổ chức nước ngoài, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo nêu rõ, số lượng các vụ kiện mà tất cả các bên đều là thực thể nước ngoài đang gia tăng, cho thấy Trung Quốc đang dần trở thành một trong những địa điểm ưa thích cho các thực thể nước ngoài thực hiện những vụ kiện tụng quốc tế về sở hữu trí tuệ.

Ngoài việc đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc quốc tế, Tòa án SHTT bảo vệ tất cả các đương sự, bất kể họ là ai, đến từ đâu, nhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh quốc tế theo định hướng thị trường và dựa trên luật pháp.

Bà Kang Lixia, một luật sư về sở hữu trí tuệ tại Công ty luật Hanray của Bắc Kinh, cho biết: “Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ giữa các thực thể nước ngoài được xét xử ở Trung Quốc thường là những vụ kiện hành chính, nghĩa là các vụ việc có liên quan đến các cơ quan chức năng Trung Quốc phụ trách các vấn đề về sở hữu trí tuệ”.

Nói chung, một thực thể nước ngoài sẽ kiện lên tòa án Trung Quốc nếu họ tin rằng các bằng sáng chế hoặc nhãn hiệu của mình bị vi phạm bởi một bên nước ngoài khác ở Trung Quốc và họ không đồng ý với các quyết định về sở hữu trí tuệ của các cơ quan hành chính Trung Quốc trong xử lý sự việc, bà Kang giải thích.

"Sự gia tăng các vụ kiện phản ánh sự tin tưởng ngày càng tăng của các chủ sở hữu quyền nước ngoài đối với hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tư pháp của Trung Quốc. Điều đó cũng có nghĩa là họ cảm thấy việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc là hiệu quả và công bằng, vì vậy họ ngày càng muốn giải quyết các tranh chấp ở đây", bà nói thêm.

Ông Liu Bin, một luật sư về sở hữu trí tuệ của Công ty luật Zhongwen, cho biết sự gia tăng các vụ kiện về sở hữu trí tuệ liên quan đến các thực thể ở nước ngoài, đặc biệt là giữa các bên nước ngoài, chứng tỏ rằng Trung Quốc vẫn là một thị trường hấp dẫn đối với người nước ngoài và họ lạc quan về tiềm năng kinh tế của nước này và sẵn sàng mở rộng kinh doanh tại đây.

Điển hình, trước đây, công ty thương mại máy tính Apple (công ty con của Apple tại Thượng Hải) đã nộp đơn lên Cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ quốc gia Trung Quốc để vô hiệu hóa bằng sáng chế đã cấp cho Qualcomm, nhưng cơ quan quản lý đã quyết định giữ nguyên bằng sáng chế đó.

Công ty này sau đó đã kiện Cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ quốc gia Trung Quốc và Qualcomm lên Tòa án sở hữu trí tuệ Bắc Kinh. Sau phiên tòa, tòa án cấp trung gian đã bác bỏ yêu cầu của công ty, khiến công ty phải kháng cáo lên Tòa án sở hữu trí tuệ cấp cao nhất.

Tòa án sở hữu trí tuệ quốc gia đã giữ nguyên phán quyết ban đầu và xác định bằng sáng chế của Qualcom là hợp lệ, đồng thời lưu ý rằng ngoài việc xem xét tính sáng tạo của công nghệ, sức mạnh tổng hợp giữa các công nghệ cũng nên được coi là một hình thức sáng tạo.

Ông Liu cho biết vụ kiện liên quan đến hai gã khổng lồ công nghệ quốc tế thể hiện quyết tâm mạnh mẽ và nỗ lực lớn hơn của các tòa án Trung Quốc trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và tạo ra một môi trường kinh doanh đẳng cấp thế giới.

Để phục vụ việc mở rộng và giúp Trung Quốc tham gia cải cách quản trị toàn cầu, Tòa án sở hữu trí tuệ Trung Quốc cũng đã tăng cường hoạt động trao đổi quốc tế vào năm ngoái. Trong đó, Trung Quốc tập trung vào việc phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) để biên soạn hướng dẫn quản lý bằng sáng chế theo trường hợp và khuyến khích các thẩm phán tham dự các diễn đàn quốc tế liên quan đến IP và hội thảo.

Báo cáo nhấn mạnh rằng các hoạt động này đã góp phần giải quyết các yêu cầu của lãnh đạo trung ương Trung Quốc trong việc tiếp cận, phối hợp, thúc đẩy vấn đề pháp quyền trong nước cũng như đối ngoại quốc tế.

Hơn nữa, vào năm ngoái, Tòa án sở hữu trí tuệ nước này đã tiếp nhận 1.338 tranh chấp liên quan đến những ngành công nghiệp quan trọng mới nổi, bao gồm công nghệ thông tin, y sinh học, sản xuất thiết bị cao cấp và giống cây trồng mới. Những trường hợp này chiếm 30,4% tổng số trường hợp nhận được, cao hơn 3,5 điểm phần trăm so với năm 2021.

Ông Liu cho biết số lượng các trường hợp gia tăng "là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực này", vì các vấn đề và tranh chấp IP thường đi theo tiến bộ công nghệ.

Bà Kang nói rằng nhiều công ty và nhà đổi mới sáng tạo sẵn sàng đầu tư và phát triển ở Trung Quốc vì hiệu quả của các tòa án nước này.

Bà cho biết Tòa án sở hữu trí tuệ cấp quốc gia được thành lập tại Bắc Kinh vào tháng 1 năm 2019 để giải quyết các vụ khiếu nại hành chính và dân sự về bằng sáng chế và công nghệ phức tạp, đồng thời giúp hợp lý hóa quy trình kháng cáo bằng cách cho phép các đương sự bỏ qua các tòa án cấp tỉnh và kháng cáo trực tiếp.

Nói cách khác, những đương sự không hài lòng với các phán quyết của các tòa án trung gian ở cấp thành phố hoặc quận, hoặc của các tòa chuyên trách về SHTT khác ở các tòa cấp cao cấp tỉnh, có thể trực tiếp đến giải quyết tại Tòa án SHTT cấp cao nhất.

Bà Kang cho biết quy trình xét xử hợp lý các trường hợp sở hữu trí tuệ như vậy "giúp ngăn chặn sự thiếu nhất quán, cải thiện chất lượng xét xử và tối ưu hóa môi trường luật pháp đối với những nhà đổi mới khoa học và công nghệ".

Bà Kang cho biết bà tin rằng sự cải thiện về hiệu quả tư pháp đã và đang đem đến lợi ích cho các doanh nghiệp: “Khi quy trình giải quyết các vụ tranh chấp diễn ra nhanh chóng hơn, các thực thể có thể đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và phát triển hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra nhiều công nghệ mới”. 

Tiếp nhận hơn 140.000 đơn đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2022

Tiếp nhận hơn 140.000 đơn đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2022

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Vừa qua, tại Thành phố Huế đã diễn ra Hội nghị Sở hữu trí tuệ (SHTT) toàn quốc năm 2023 nhằm tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước (QLNN) về SHTT năm 2022, đồng thời bàn thảo những định hướng lớn cho hoạt động SHTT trong năm 2023, phục vụ đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội.

Quyền sở hữu trí tuệ và công trình kiến trúc

Quyền sở hữu trí tuệ và công trình kiến trúc

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Ý tưởng kiến trúc là tài sản trí tuệ của kiến trúc sư giống như một cuốn tiểu thuyết là tài sản trí tuệ của tác giả sách.

Thiếu hiểu biết, hot tiktoker đối mặt với các tranh chấp về sở hữu trí tuệ

Thiếu hiểu biết, hot tiktoker đối mặt với các tranh chấp về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Mohammed Assad Alby là một trong số những thanh niên Kenya kiếm tiền từ các mạng truyền thông xã hội. Kênh TikTok Mambo Nation của Mohammed đang tạo ra thu nhập rất cao, đến mức anh coi thường ý nghĩ kiếm việc làm.

Tóm tắt nhanh Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022

Tóm tắt nhanh Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Nhằm tuân thủ các Hiệp định CPTPP, EVFTA và RCEP, Luật sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi lần thứ 3 và có hiệu lực từ 1/1/2023 (“Luật SHTT 2022”). Luật SHTT 2022 có nhiệm vụ bảo hộ quyền độc quyền khai thác đối với sáng tạo kỹ thuật (như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng) và độc quyền sử dụng đối với chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm (như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý).

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  21 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  18 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.