Sở hữu trí tuệ

Các cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam: Tranh chấp một cái tên

Hường Hoàng Thứ sáu, 09/09/2022 - 20:36

Gần đây, với việc nới lỏng các quy định về các cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam, hàng loạt các cuộc thi hoa hậu ra đời. Điều này dẫn đến việc rất nhiều cuộc thi hoa hậu có tên tương tự, gần giống hoặc giống hệt nhau dẫn đến sự tranh chấp giữa các bên và sự nhầm lẫn của công chúng. Vậy luật sở hữu trí tuệ quy định như thế nào về việc đặt tên?

Hoa hậu H'Hen Niê và Hoa hậu Thùy Tiên là đại diện của hai cuộc thi tranh chấp nhau với cái tên Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 (Ảnh: Saostar)

Vô vàn các cuộc thi hoa hậu

Trước đây, mỗi năm Việt Nam có từ 9 - 12 cuộc thi người đẹp, gồm 2 cuộc thi cấp quốc gia, 2 cuộc thi cấp quốc tế, 3 - 5 cuộc thi hoa khôi hoặc hơn một chút. Nhưng kể từ sau Nghị định số 144 năm 2020 của Chính phủ với quy định các cuộc thi nhan sắc sẽ không phải xin phép Cục Nghệ thuật biểu diễn mà chỉ cần được UBND cấp tỉnh nơi diễn ra cuộc thi chấp nhận, các cuộc thi sắc đẹp mọc lên như nấm sau mưa.

Trong 6 tháng đầu năm, làng giải trí đã có gần 20 cuộc thi sắc đẹp. Từ giờ đến cuối năm sẽ còn rất nhiều cuộc thi nhan sắc khác sẽ tiếp tục diễn ra: Hoa hậu Thế giới Việt Nam (12/8), Hoa hậu Biển đảo Việt Nam (22/10), Hoa hậu Việt Nam (dự kiến ngày 15/12), Miss Peace Vietnam (11/9), Miss Grand Vietnam (25/9), Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam (22/10), Hoa hậu Trái đất Việt Nam (30/12)…

Số lượng cuộc thi hoa hậu nhiều như thế đã ghi nhận nhiều cuộc thi trùng tên với nhau dẫn đến tranh chấp gay gắt, thậm chí là kiện nhau ra tòa.

Đều đã đăng ký quyềnsở hữu trí tuệ

Mới đây, Hoa hậu Hòa bình Việt Nam đã trở thành cái tên được đem ra tranh chấp giữa hai đơn vị chuyên tổ chức các cuộc thi nhan sắc: Công ty cổ Sen Vàng và Công ty Minh Khang Việt Nam.

Cuộc thi Hoa hậu Hòa Bình Việt Nam 2022 của Sen Vàng là cuộc thi mua bản quyền của cuộc thi Miss Grand International mà Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên đã giành ngôi vị quán quân vào năm 2021. Với tiêu chí “Stop the war and the violence”, ở Việt Nam cuộc thi Miss Grand International luôn được biết đến với cái tên Hoa hậu Hòa bình Quốc tế. Vì vậy, khi chính thức mua bản quyền từ Thái Lan vào năm nay, Sen Vàng sử dụng tên Hoa hậu Hòa bình Quốc tế để đặt cho cuộc thi và trở thành đơn vị duy nhất cung cấp thí sinh cho Miss Grand International ở quy mô quốc tế.

Trong khi đó, về phía công ty cổ phần Minh Khang, bà Thùy Dương (Giám đốc công ty Minh Khang) cho biết bà đã lên ý tưởng về việc tổ chức 3 format cuộc thi là: Hoa khôi Hòa bình, Hoa hậu Hòa bình và Hoa hậu Quốc tế Hòa bình. Tuy nhiên, thời điểm xin cấp phép cuộc thi, nghị quyết 79 vẫn đang có hiệu lực nên Minh Khang chưa thể đăng ký tổ chức các cuộc thi.

Các cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam: Tranh chấp một cái tên
Họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Hòa Bình Việt Nam 2022 do Công ty Minh Khang tổ chức (Ảnh: Báo Lao Động)

Vì vậy, sau khi Nghị định 144 “mở cửa”, Cty Minh Khang đã đăng ký 6 nhãn hiệu kèm hình (logo): Miss Peace Vietnam - Hoa hậu Hòa bình Việt Nam; Miss Peace International - Hoa hậu Hòa bình quốc tế và Hoa khôi Hòa bình Việt Nam. Năm nay, Minh Khang sẽ tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hòa Bình Việt Nam 2022 với đại diện là hoa hậu H'Hen Niê. Minh Khang cũng khẳng định rằng cuộc thi Miss Peace Vietnam không phải là sản phẩm “ăn theo” sự nổi tiếng của đương kim Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2021 Nguyễn Thúc Thùy Tiên.

Như vậy, hai cuộc thi này có tên tiếng Anh khác nhau nhưng khi dịch sang tiếng Việt lại có tên giống nhau. Thêm vào đó, cả hai cuộc thi đều đã đăng ký nhãn hiệu và bản quyền sở hữu trí tuệ cho nội dung chương trình của mình.

Ngoài ra, mới đây, hai cuộc thi cùng có tên Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam - một do Công ty cổ phần truyền thông URA Việt Nam tổ chức và một do Hãng truyền thông Topstar tổ chức, đã nảy sinh tranh chấp tên gọi.

Về pháp lý, cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam của Hãng truyền thông Topstar và Công ty Cổ phần truyền thông URA đều được cấp phép tổ chức đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, công ty Topstar đã kiện URA ra tòa vì cho rằng URA đã vi phạm bản quyền của mình.

Chuyên gia nói gì?

Trả lời báo Thanh Niên về việc các cuộc thi hoa hậu đưa ra các chứng nhận bản quyền tác phẩm viết kịch bản cuộc thi, Phạm Thị Kim Oanh, Phó cục trưởng Cục Bản quyền, Bộ VH-TT-DL cho biết: “Trong đối tượng tác phẩm, loại hình tác phẩm được quy định trong luật Sở hữu trí tuệ không có loại hình là tên tác phẩm. Luật bảo hộ tác phẩm tổng thể, không bảo hộ tên tác phẩm riêng. Tác phẩm viết thì bảo hộ toàn bộ tác phẩm, chứ không phải bảo hộ riêng một cái tên”.

Luật cũng quy định rõ rằng tác giả sáng tạo ra tác phẩm có quyền đặt tên cho tác phẩm, tuy nhiên tên tác phẩm không phải là một trong các loại hình được bảo hộ quyền tác giả. Cho đến hiện tại, những tranh chấp, kiện cáo giữa hai bên vẫn chưa có lời giải.

Để tránh được tình trạng trùng lắp tên gọi các cuộc thi, khi làm hồ sơ đăng ký, các công ty tổ chức các cuộc thi hoa nên tra cứu bằng nhiều cách như tìm kiếm trên Google, gửi công văn để hỏi các đơn vị quản lý… để xem đã từng có cuộc thi nào có tên như thế, từ đó tránh được sự trùng lắp trong tên gọi của các cuộc thi, dẫn đến những tranh chấp không đáng có về sau.

CHANEL thắng kiện tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc

CHANEL thắng kiện tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Nước hoa N°5 của CHANEL được tung ra thị trường vào năm 1921 và nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự tinh tế và sang trọng. Kể từ đó, dòng nước hoa này đã bị nhiều nhãn hàng bắt chước, đạo nhái. Và một trong số đó là nước hoa mang nhãn hiệu N°9 của Flower of Story.

Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ trong ngành công nghiệp khách sạn

Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ trong ngành công nghiệp khách sạn

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Ngành công nghiệp khách sạn là một ngành hỗ trợ, thúc đẩy các ngành kinh tế khác và có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực khách sạn cần thời gian và nỗ lực rất nhiều, bởi đây là một môi trường cạnh tranh tương đối cao.

Tác động toàn diện của Luật sửa đổi Sở hữu trí tuệ năm 2022

Tác động toàn diện của Luật sửa đổi Sở hữu trí tuệ năm 2022

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Theo đánh giá của các chuyên gia, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 đã có những thay đổi sâu rộng, góp phần nâng cao khả năng bảo hộ và quản lý tài sản sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt.

Định giá tài sản sở hữu trí tuệ: Thiết yếu nhưng còn nhiều thách thức

Định giá tài sản sở hữu trí tuệ: Thiết yếu nhưng còn nhiều thách thức

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Cùng với sự phát triển nhanh, mạnh của công nghệ, các tài sản sở hữu trí tuệ giá trị cao xuất hiện ngày càng nhiều và đóng vai trò ngày càng quan trọng. Cùng với đó, định giá tài sản sở hữu trí tuệ trở nên cần thiết. Tuy vậy, do bản chất vô hình và ít công khai của tài sản sở hữu trí tuệ, việc định giá của loại tài sản này có nhiều khó khăn.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Tiêu điểm -  49 phút

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  6 giờ

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  6 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  6 giờ

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  9 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.