Tiêu điểm
ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 5,8% năm nay
ADB đánh giá nhu cầu bên ngoài yếu tiếp tục gia tăng áp lực lên tăng trưởng, trong khi các điều kiện trong nước dự kiến sẽ được cải thiện.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mới đây đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 từ 6,5% xuống còn 5,8%, và từ 6,8% xuống còn 6,2% trong năm 2024. Nhu cầu bên ngoài yếu tiếp tục gây áp lực lên sản xuất công nghiệp và chế biến chế tạo, trong khi các điều kiện trong nước dự kiến sẽ được cải thiện.
Lạm phát được dự báo sẽ chậm lại ở mức 4% trong năm 2023 và 2024, do giá năng lượng toàn cầu giảm và nguồn cung lương thực ổn định.
Tại châu Á – Thái Bình Dương, ADB vẫn duy trì triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở mức 4,8% trong năm nay, do nhu cầu nội địa mạnh mẽ tiếp tục hỗ trợ sự phục hồi của khu vực.
Lạm phát được dự kiến sẽ tiếp tục giảm, tiến gần về ngưỡng trước đại dịch, khi giá nhiên liệu và lương thực giảm. Dự báo mức lạm phát ở châu Á đang phát triển là 3,6% trong năm nay, thấp hơn so với mức dự báo 4,2% hồi tháng 4.
Trong khi đó, mức lạm phát dự báo của năm 2024 được nâng lên thành 3,4% so với ước tính trước đó là 3,3%.
Việc mở cửa trở lại của Trung Quốc đang thúc đẩy tăng trưởng của khu vực. ADB dự báo Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5,0% trong năm nay, không thay đổi so với mức dự báo hồi tháng 4, giữa bối cảnh nhu cầu nội địa mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ.
Tuy nhiên, nhu cầu xuất khẩu hàng điện tử và các hàng hóa chế tạo khác của khu vực châu Á đang phát triển đang chậm lại, do chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn tới sự trì trệ của hoạt động kinh tế tại các nền kinh tế chủ đạo.
Dự báo tăng trưởng của khu vực năm 2024 được điều chỉnh giảm nhẹ xuống 4,7% so với mức dự báo 4,8% hồi tháng 4.
Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, đánh giá, châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phục hồi sau đại dịch với tốc độ ổn định. Nhu cầu trong nước và hoạt động dịch vụ đang tạo đà cho tăng trưởng, trong khi nhiều nền kinh tế cũng đang được hưởng lợi từ sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch.
Tuy nhiên, hoạt động công nghiệp và xuất khẩu vẫn còn yếu, dẫn tới triển vọng tăng trưởng và nhu cầu toàn cầu trong năm tới bị suy giảm.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho hầu hết các tiểu vùng ở châu Á và Thái Bình Dương.
Đông Nam Á là trường hợp ngoại lệ, khi triển vọng tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 4,6% trong năm nay, và 4,9% trong năm tới, giảm 1% so với dự báo hồi tháng 4.
Bên cạnh đó, dự báo cho tiểu vùng Caucasus và Trung Á cũng được điều chỉnh giảm nhẹ, từ 4,4% xuống còn 4,3% cho năm 2023, và từ 4,6% xuống còn 4,4% vào năm 2024.
ADB: Động lực chính cho phục hồi và tăng trưởng 2023
Động lực tăng trưởng chính tiếp tục suy yếu
Trong bối cảnh thương mại vẫn gặp khó dù ngành dịch vụ tiếp tục giữ vững động lực, HSBC đã giảm dự báo tăng trưởng GDP 2023 của Việt Nam từ 5,2% xuống còn 5%, với kỳ vọng ba tháng cuối năm sẽ chứng kiến sự phục hồi đáng kể.
Áp lực tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm
Với mức tăng trưởng GDP 3,72% trong 6 tháng đầu năm, áp lực tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm hết sức nặng nề, có quý sẽ phải tăng hơn 10% để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% cho cả năm 2023.
IMF: Nguy cơ trước mắt với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Theo IMF, trong ngắn hạn, rủi ro với tăng trưởng vẫn lớn. Tăng trưởng có thể không được như kỳ vọng, nếu cầu bên ngoài vẫn tiếp tục yếu hoặc đầu tư vẫn kém.
Ngân hàng Thế giới cảnh báo nhiều yếu tố bất lợi với tăng trưởng Việt Nam
Nhu cầu bên ngoài suy yếu, cùng với tình trạng thiếu điện cho tiêu dùng và sản xuất, cũng như áp lực có thể xảy ra với dòng vốn và tỷ giá là những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng mà Việt Nam cần lưu ý, theo Ngân hàng Thế giới.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án
Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.
Xuất khẩu tôm tăng tốc nửa đầu năm, vẫn khó đạt mục tiêu 4 tỷ USD
Xuất khẩu tôm tăng mạnh trong quý I và được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong quý tiếp theo khi các nhà mua hàng Mỹ tích cực trữ hàng.
Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.
Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.
Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.