IMF: Nguy cơ trước mắt với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Kiều Mai Thứ hai, 03/07/2023 - 16:11

Theo IMF, trong ngắn hạn, rủi ro với tăng trưởng vẫn lớn. Tăng trưởng có thể không được như kỳ vọng, nếu cầu bên ngoài vẫn tiếp tục yếu hoặc đầu tư vẫn kém.

Trong thông báo mới đây từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sau đợt tham vấn với Chính phủ Việt Nam, tổ chức này dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2023, đạt khoảng 4,7% cho cả năm, nhờ xuất khẩu phục hồi và các chính sách trong nước nới lỏng. Lạm phát dự kiến sẽ được kiểm soát dưới mức mục tiêu 4,5% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Trong trung hạn, Việt Nam có thể quay trở lại đạt được tốc độ tăng trưởng cao, khi các cải cách cơ cấu được thực thi.

Tuy nhiên, IMF lưu ý rằng, trong ngắn hạn, rủi ro đối với tăng trưởng vẫn lớn. Cầu bên ngoài yếu hoặc đầu tư kém có thể khiến tăng trưởng không được như kỳ vọng.

Cùng với đó, các vấn đề đang diễn ra trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản ngày càng trầm trọng hơn, cùng với nợ xấu gia tăng, có thể gây tổn hại đến khả năng hỗ trợ tăng trưởng của các ngân hàng.

IMF: Nguy cơ trước mắt với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Cầu bên ngoài yếu hoặc đầu tư kém có thể khiến tăng trưởng không được như kỳ vọng. Ảnh: Hoàng Anh/TL.

Các biện pháp mà NHNN và chính phủ đã triển khai giúp giảm nhẹ tác động của những “cơn gió ngược”. Tuy vậy, theo IMF, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để bảo đảm sự ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô, cũng như đẩy nhanh các cải cách có thể, sẽ bảo đảm rằng nền kinh tế vẫn đang dựa trên một nền tảng vững chãi.

Sự phối hợp các chính sách cần được điều chỉnh cân bằng lại, với trọng tâm lớn hơn vào hỗ trợ tài khóa cho nền kinh tế, và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương nhất.

IMF đánh giá NHNN đã có khả năng kiểm soát cả áp lực về giá cả và thanh khoản trong một môi trường đầy thách thức. Tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và các nỗ lực tiếp tục hiện đại hóa khuôn khổ chính sách tiền tệ có thể sẽ mang lại các lợi ích đáng kể.

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa, và các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này, có thể sẽ kém hiệu quả hơn, và tạo thêm rủi ro, vì lãi suất trên toàn cầu chắc sẽ vẫn duy trì ở mức cao trong thời gian dài, và các ngân hàng tại Việt Nam đang phải đối mặt với các khoản nợ xấu ngày càng tăng, và tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi cao.

Cách giảm rủi ro với tăng trưởng 2023

IMF khuyến nghị trong bối cảnh này, chính sách tài khóa nên đi đầu trong hỗ trợ nền kinh tế và các đối tượng nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt khi chính phủ vẫn còn dư địa tài khóa.

Việc tăng chi ngân sách theo kế hoạch (tăng tiền lương và đầu tư công) và cắt giảm các loại thuế sẽ giúp thúc đẩy cầu trong nước. Tuy nhiên, một số biện pháp giảm thuế mang tính lũy thoái và có tác động tiêu cực đến khí hậu (ví dụ như lệ phí đăng ký trước bạ cho xe ô tô).

Thay vào đó, do thuế ở Việt Nam tương đối thấp, các cơ quan chức năng có thể cân nhắc tăng chi ngân sách cho nâng cấp cơ sở hạ tầng, củng cố mạng lưới an sinh xã hội, và các nhu cầu xã hội khác.

“Cần cân nhắc hỗ trợ tài khóa hơn nữa, đặc biệt khi sự phục hồi kinh tế không được như kỳ vọng”, IMF nhấn mạnh.

Cùng với đó, môi trường kinh tế đầy thách thức hiện nay và nợ xấu ngày càng gia tăng đòi hỏi phải nhanh chóng xây dựng một kế hoạch hành động, để bảo vệ sự ổn định tài chính, và đẩy nhanh những cải cách cần thiết.

Kế hoạch này có thể gồm cả tăng cường khuôn khổ quản lý khủng hoảng ngân hàng, và cải thiện các quy định và giám sát ngân hàng.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng nên tận dụng việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng đang diễn ra để xây dựng các khuôn khổ pháp lý hiệu quả hơn về xử lý ngân hàng và thanh khoản khẩn cấp.

“Cần đảm bảo có những hành động quyết liệt để tái cấu trúc thị trường bất động sản và thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển lành mạnh”, IMF lưu ý thêm.

Việt Nam đã triển khai các biện pháp để giảm thiểu rủi ro trong ngắn hạn, và giờ đây, cần đặt ưu tiên cho việc có thêm biện pháp mang tính cơ cấu. Đặc biệt, IMF khuyến nghị các cơ quan chức năng nên xử lý các nút thắt về pháp lý đang cản trở việc hoàn thành các dự án bất động sản, tăng cường quy định, và quản trị thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cũng như cải thiện khuôn khổ pháp lý về cưỡng chế nợ và xử lý mất khả năng thanh toán.

WB rót gần 264 triệu USD giúp Việt Nam phục hồi kinh tế

WB rót gần 264 triệu USD giúp Việt Nam phục hồi kinh tế

Tiêu điểm -  1 năm
Đây là khoản tài trợ thứ hai và cuối cùng trong chuỗi hai chương trình tài trợ chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới dành cho Việt Nam.
WB rót gần 264 triệu USD giúp Việt Nam phục hồi kinh tế

WB rót gần 264 triệu USD giúp Việt Nam phục hồi kinh tế

Tiêu điểm -  1 năm
Đây là khoản tài trợ thứ hai và cuối cùng trong chuỗi hai chương trình tài trợ chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới dành cho Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới cảnh báo nhiều yếu tố bất lợi với tăng trưởng Việt Nam

Ngân hàng Thế giới cảnh báo nhiều yếu tố bất lợi với tăng trưởng Việt Nam

Tiêu điểm -  1 năm

Nhu cầu bên ngoài suy yếu, cùng với tình trạng thiếu điện cho tiêu dùng và sản xuất, cũng như áp lực có thể xảy ra với dòng vốn và tỷ giá là những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng mà Việt Nam cần lưu ý, theo Ngân hàng Thế giới.

Tìm kiếm động lực từ những cực tăng trưởng mới

Tìm kiếm động lực từ những cực tăng trưởng mới

Tiêu điểm -  1 năm

Các cực tăng trưởng trong bối cảnh mới không chỉ đóng vai trò làm đầu kéo cho nền kinh tế đất nước, mà còn thuận theo điều kiện riêng để tạo ra động lực mang tính lan tỏa, hướng tới tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững.

OECD cảnh báo nhiều rủi ro với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

OECD cảnh báo nhiều rủi ro với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  1 năm

OECD dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6,5% trong năm nay.

6 việc cần làm ngay để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

6 việc cần làm ngay để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  1 năm

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần có giải pháp gia tăng hỗ trợ cho nền kinh tế, mở rộng chi tiêu để ưu tiên cho tăng trưởng.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.