Luật Bản quyền Hoa Kỳ đã đã trải qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung kể từ khi được công bố lần đầu tiên vào năm 1790. Đạo luật ban đầu này cho phép các tác giả có quyền xuất bản và tái bản tác phẩm của họ trong vòng 14 năm, và có thể gia hạn bản quyền thêm 14 năm nữa.
Ngày nay, với Đạo luật gia hạn thời hạn bản quyền Sonny Bono 1998, các tác phẩm được bảo vệ bản quyền trong suốt cuộc đời của tác giả, và còn có thể gia hạn bản quyền thêm 70 năm. Do đó, bản quyền của hầu hết các tác phẩm có thể được bảo vệ lên đến hơn 100 năm.
Với rất nhiều tác phẩm điện ảnh nổi tiếng, gã khổng lồ Walt Disney là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của luật bản quyền Hoa Kỳ. Hãy cùng khám phá những tác động chính của Disney đối với Luật Bản quyền Hoa Kỳ trong nửa cuối thế kỷ 20 nhé.
Đạo luật Bản quyền năm 1976
Chuột Mickey xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1928 khi Walt Disney phát hành bộ phim hoạt hình Steamboat Willie. Do luật bản quyền có hiệu lực vào thời điểm đó quy định thời hạn bảo hộ bản quyền là 28 năm và được gia hạn thêm 28 năm, chuột Mickey khi đó được bảo hộ trong 56 năm và sẽ hết hạn bản quyền vào năm 1984.
Điều này có nghĩa là từ năm 1984, chuột Mickey sẽ trở thành tài sản công cộng và bất kỳ ai đều có thể sử dụng nhân vật này theo cách họ muốn, ngay cả vì mục đích lợi nhuận mà không cần phải xin phép hoặc trả tiền bản quyền cho tác giả hoặc công ty sáng tạo ra nó.
Để chuẩn bị cho ngày này, Walt Disney đã có những chiến dịch vận động hành lang nghiêm túc để Quốc hội thực hiện những thay đổi sâu hơn đối với Đạo luật Bản quyền. Vào đầu thế kỷ 20, Hoa Kỳ và thế giới đã có những tiến bộ bùng nổ trong công nghệ phát thanh, phim ảnh và truyền hình nhưng luật bản quyền của Hoa Kỳ lại không có bất kỳ thay đổi lớn nào kể từ năm 1909. Đây là một trong những lí do lớn khiến Quốc hội cần xem xét sửa đổi và bổ sung luật sở hữu trí tuệ đối với những hình thức phát hành mới.
Hành trình vận động hành lang đầy gian khổ của Walt Disney cuối cùng cũng đã được đền đáp. Năm 1976, Quốc hội Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật bản quyền năm 1976 với nhiều điều khoản thay thế, bổ sung. Với các tác phẩm thông thường, đạo luật này cho phép các tác phẩm được bảo vệ suốt cuộc đời tác giả, và được gia hạn thêm 50 năm. Trong khi đó, các tác phẩm thuộc sở hữu của các tập đoàn sẽ được bảo hộ trong 75 năm. Điều này đã giúp cho chuột Mickey kéo dài thời hạn được bảo hộ bản quyền cho đến năm 2003.
Đạo luật gia hạn thời hạn bản quyền năm 1998
Khi năm 2003 sắp đến gần, Disney vẫn không ngồi yên. Kể từ sau chiến thắng năm 1976, Disney lại tiếp tục các hoạt động vận động hành lang để tác động đến luật bản quyền. Năm 1998, Quốc hội đã thông qua Đạo luật gia hạn thời hạn bản quyền năm 1998, còn được gọi là Đạo luật gia hạn thời hạn bản quyền Sonny Bono. Sonny Bono là một ca sĩ, diễn viên và chính trị gia người Mỹ nổi tiếng. Các nghị sĩ và những người nổi tiếng đã hỗ trợ ông gia hạn bảo vệ bản quyền trước khi ông qua đời vào đầu năm 1998. Đạo luật này được đặt tên để vinh danh ông. Trong khi đó, những người phản đối đạo luật này gọi nó là “Đạo luật bảo vệ chuột Mickey”.
Đạo luật này cho phép bản quyền tồn tại trong suốt cuộc đời của tác giả, và được gia hạn thêm 70 năm. Đối với các tập đoàn, luật bản quyền bảo vệ tác phẩm trong 95 năm kể từ khi xuất bản tác phẩm lần đầu tiên hoặc 120 năm kể từ khi được sáng tạo, tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể. Điều này khiến cho bộ phim hoạt hình Steamboat Willie chính thức được bảo hộ bản quyền đến năm 2023.
Disney sẽ làm gì tiếp theo?
Bản quyền của Disney đối với Steamboat Willie sẽ hết hạn vào ngày 1 tháng 1 năm 2024 và phiên bản gốc này của chuột Mickey sẽ trở thành tài sản công cộng. Vẫn chưa rõ Disney dự định sẽ làm gì khi thời hạn này sắp đến, nhưng theo tiền lệ trước đây, chúng ta có thể cho rằng Disney sẽ tiếp tục nỗ lực vận động hành lang để sửa đổi luật bản quyền Hoa Kỳ.
Disney đang sở hữu một thư viện nhân vật rất lớn trong những năm qua. Quy mô khổng lồ của Walt Disney đã khiến cho công ty này trở thành một đế chế có sức ảnh hưởng cực lớn đối với luật sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ.
Gần đây nhất, Disney đã vướng vào một cuộc chiến pháp lý chống lại tác giả của loạt phim nhượng quyền The Predator. Các tác giả sáng tạo nhượng quyền đang tìm cách sử dụng lỗ hổng pháp lý cho phép người sáng tạo hủy nhượng quyền tác phẩm sau khoảng thời gian 35 năm để chống lại Disney. Trận chiến này có thể gây ảnh hưởng lớn đến luật bản quyền, đặc biệt là vào thời điểm trước khi hiệu lực bản quyền của nhân vật chuột Mickey kết thúc.
Sáng ngày 6/9/2022, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang đã tiếp và làm việc với đoàn Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) do ông Hasan Kleib, Phó Tổng giám đốc WIPO phụ trách lĩnh vực phát triển quốc gia và khu vực, dẫn đầu.
Nước hoa N°5 của CHANEL được tung ra thị trường vào năm 1921 và nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự tinh tế và sang trọng. Kể từ đó, dòng nước hoa này đã bị nhiều nhãn hàng bắt chước, đạo nhái. Và một trong số đó là nước hoa mang nhãn hiệu N°9 của Flower of Story.
Ngành công nghiệp khách sạn là một ngành hỗ trợ, thúc đẩy các ngành kinh tế khác và có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực khách sạn cần thời gian và nỗ lực rất nhiều, bởi đây là một môi trường cạnh tranh tương đối cao.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 đã có những thay đổi sâu rộng, góp phần nâng cao khả năng bảo hộ và quản lý tài sản sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.