Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Hội đồng Kinh doanh EU - ASEAN (EU-ABC) vừa qua đã công bố báo cáo về phát triển bền vững, đồng thời kêu gọi các nước ASEAN cần xây dựng kế hoạch hạn chế, tiến tới ngưng sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
Bên cạnh việc ngừng sử dụng những sản phẩm như túi ni lông, ống hút nhựa…, EU-ABC cũng đề nghị các nước Đông Nam Á thông qua những chính sách quan trọng như đặt tỷ lệ nhựa tái chế bắt buộc và đánh thuế đối với nhựa nguyên sinh.
Mặt khác, sự hỗ trợ từ phía chính phủ dành cho các hoạt động nghiên cứu, những sáng kiến nhằm tìm ra giải pháp bền vững, đồng thời huy động tài chính xanh để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang vật liệu thay thế nhựa.
Ông Chris Humphrey, Giám đốc điều hành EU-ABC cho biết, những khuyến nghị trên đều “có thể thực hiện dễ dàng”, đồng thời có thể thể hiện cam kết mạnh mẽ của các chính phủ ASEAN đối với vấn đề môi trường.
“Đây là lúc ASEAN cần bắt đầu triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, như những gì họ đã công bố gần đây. Đẩy nhanh quá trình giảm thiểu và tiến tới loại bỏ nhựa dùng một lần là bước đi đầu tiên để hướng tới kinh tế tuần hoàn”, ông Humphrey nhấn mạnh.
Tháng 6 vừa qua, các quốc gia ASEAN chính thức thông qua kế hoạch hành động chống rác thải đại dương, dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới (WB), trong đó bao gồm nhiều nội dung liên quan đến giảm thiểu rác thải nhựa như xây dựng hướng dẫn đầu tư vào nhựa và ngành tài chế; triển khai công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật đối với nhựa…
Việt Nam cũng đang đưa ra các mục tiêu đối với việc hạn chế, ngưng sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần. Cụ thể, dự thảo nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường 2020 đưa ra mục tiêu Bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch; ngừng sản xuất các sản phẩm này từ 1/1/2030.
Tuy nhiên, theo ý kiến của đội ngũ chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp, sản phẩm nhựa dùng một lần rất phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm và y tế, do đó cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc đưa ra các quy định cấm hoặc hạn chế.
Cộng đồng doanh nghiệp đề xuất chỉ nên quy định cấm túi ni lông và một số sản phẩm nhựa dùng một lần cho mục đích sinh hoạt. Danh sách các sản phẩm này đã được nêu tại Chỉ thị 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 về tăng cương quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.
Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.
Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.
Giá vàng chiều 28/4 đã giảm thêm 1 triệu đồng/lượng so với buổi sáng xuống dưới ngưỡng 120 triệu đồng/lượng ở giá bán ra đối với vàng miếng SJC.
KSB đang thực hiện nhiều giải pháp từ tăng vốn điều lệ, sáp nhập công ty con, đến bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm tạo “bệ phóng” trong giai đoạn mới.
Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".