Leader talk
Ba nguyên tắc giúp 'hút' tài chính cho chuyển dịch năng lượng
Ngành tài chính sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch năng lượng sang các nguồn sạch hơn, và đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên để giảm thiểu rủi ro hệ thống.
Xung đột quân sự kéo dài ở Ukraine thời gian qua đã nêu bật tầm quan trọng của an ninh và ổn định năng lượng, đồng thời, đẩy thế giới vào khủng khoảng kép – an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu.
Theo TS. Celine Herweijer, Giám đốc toàn cầu về phát triển bền vững, Tập đoàn HSBC, có hai điểm rõ ràng rút ra sau cuộc khủng hoảng hiện nay.
Thứ nhất là thế giới cần nhanh chóng tăng tốc quá trình dịch chuyển năng lượng, khai mở nguồn vốn toàn cầu cho sản xuất và dự trữ năng lượng sạch, đẩy mạnh sử dụng điện trong các hoạt động, sử dụng năng lượng hiệu quả.
Thứ hai là cần xây dựng và nắm rõ nữa vai trò của nhiên liệu hóa thạch trong quá trình chuyển dịch.
Điều này liên quan đến độ tập trung phát thải carbon của các nguồn nhiên liệu hóa thạch và những nhà sản xuất khác nhau, sự tiến bộ của các công nghệ loại bỏ carbon, cũng như giải quyết các vấn đề còn chưa rõ ràng.
“Ngành tài chính sẽ đóng vai trò quan trọng trong cả hai định hướng trên và sẽ cần hợp tác với chính phủ, các ngành và giới khoa học để có được những kết quả phù hợp”, bà nhấn mạnh.
Cải cách tài chính hướng đến chuyển dịch năng lượng
Sự ra đời của Liên minh tài chính Glasgow cho cân bằng phát thải (Glasgow Financial Alliance for Net Zero - GFANZ) năm ngoái là một thay đổi chấn động cho ngành tài chính.
GFANZ gồm 100 ngân hàng có cam kết “tới 2050 đạt cân bằng phát thải”, và đặt mục tiêu có căn cứ khoa học tới năm 2030 cân bằng phát thải của khách hàng được họ tài trợ vốn.

Tài chính có lẽ là một trong những ngành cạnh tranh nhất trên thế giới, nhưng trong trường hợp này, không thể phủ nhận tinh thần hợp tác khi các ngân hàng đều phải đối mặt với những rủi ro giống nhau, và phục vụ cộng đồng khách hàng đang trong quá trình chuyển dịch.
Theo đó, tất cả ngân hàng đều phải thay đổi từ trong cốt lõi cách đưa ra quyết định kinh doanh và phát triển thêm kỹ năng mới. Các ngân hàng cũng cần giảm bớt chỉ số mới về “phát thải liên quan tài trợ vốn”, và điều quan trọng là cần xem xét kế hoạch chuyển dịch của khách hàng trong các cuộc trao đổi cũng như trước khi đưa ra quyết định, bà Celine Herweijer phân tích.
Dự án Sáng kiến mục tiêu dựa trên khoa học (Science Based Targets Initiative - SBTi) gần đây đã công bố báo cáo “Nền tảng cân bằng phát thải cho các tổ chức tài chính”, bao gồm hướng dẫn cho các tổ chức tài chính cách giải quyết vấn đề tài trợ nhiên liệu hóa thạch trong bối cảnh cần đạt mục tiêu cân bằng phát thải.
SBTi khuyến nghị các tổ chức tài chính cần làm việc với các công ty nhiên liệu hóa thạch để đề ra mục tiêu cân bằng phát thải, cũng như kế hoạch hành động, và coi đó là ưu tiên của các tổ chức tài chính để thay đổi mức phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp nhiên liệu hóa thạch.
SBTi cũng khuyến nghị thoái vốn đầu tư khỏi các công ty không có khả năng và không có ý định giảm phát thải carbon.
Khai mở nguồn vốn đầu tư cho chuyển dịch năng lượng
Trong phân tích mới đây, TS. Celine Herweijer chỉ ra ba nguyên tắc quan trọng để thay đổi tình trạng đầu tư vào tài sản xanh hiện vẫn đang ở mức thấp.
Thứ nhất, cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại có thể thúc đẩy hoạch định chính sách tích cực và đồng bộ hơn, nhằm loại bỏ rủi ro cho đầu tư vào năng lượng tái tạo và năng lượng sạch nói chung.
Các vấn đề chính sách này có thể bao gồm định giá carbon thống nhất trên phạm vi rộng, đấu giá dài hạn với đối tác đáng tin cậy, hay sự cân bằng thống nhất và tạo điền kiện thuận lợi trong cơ chế hỗ trợ giá cố định, trợ giá và các ưu đãi về giá khác.
Thứ hai, cần tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án đầu tư bền vững.
Vị chuyên gia cho rằng các nhà đầu tư thường khó xác định một dự án thực sự “xanh” hay không, khi tiêu chuẩn công bố thông tin thường còn yếu và không thống nhất giữa các cơ quan quản lý.
Nguồn tài chính công có thể loại bỏ rủi ro cho các dự án nhằm thu hút thêm đầu tư tư nhân, hay còn gọi là “tài chính phối hợp”, dù là cung cấp đảm bảo tiến độ hay tiếp nhận phần lỗ đầu tiên.
“Thông qua GFANZ, chúng ta có thể xây dựng các mối quan hệ hợp tác mới để giúp vượt qua các vấn đề này. Chúng ta cần giải pháp mới sáng tạo để không chỉ thúc đẩy đầu tư vào hạ tầng sạch mà còn nhằm sớm ngưng sử dụng các cơ sở than đá còn lại”, bà phân tích.
Chuyên gia Đan Mạch chỉ cách ‘hút’ tài chính cho năng lượng sạch
Cuối cùng, các cơ quan chức năng có thể áp quy định an toàn vốn vào chương trình cân bằng phát thải, từ đó giải quyết những rủi ro hệ thống trong ngành này.
Những rủi ro gắn với chuyển dịch của các cơ sở phát thải nhiều carbon, hay còn gọi là “tài sản nâu” được khoanh vùng trong các đợt đánh giá khả năng chống chịu rủi ro khí hậu, cần được xem xét song song với rủi ro về đầu tư còn thấp vào các dự án “xanh” (như triển khai năng lượng tái tạo, nhiên liệu sạch hoặc hạ tầng điện ứng dụng).
Những thu xếp về vốn hiện tại không cho phép các tổ chức tài chính sắp xếp bảng cân đối để hỗ trợ các công nghệ khí hậu mới và cần thiết, hoặc tài trợ vốn dự án quy mô lớn, thời hạn dài cần thiết cho việc xây dựng hạ tầng, phương tiện vận chuyển và năng lượng sạch, công bằng và bền vững cũng như các hệ thống công nghiệp trong tương lai.
Hệ thống tài chính đang bắt đầu có những thay đổi từ trong cốt lõi hướng đến chuyển dịch năng lượng, và điều này chắc chắn giúp ích nhiều trong việc tăng khả năng đạt được mục tiêu cân bằng phát thải kịp thời.
“Dù mới trong giai đoạn sơ khai và còn nhiều việc cần làm, sự chuyển dịch trong tài chính đòi hỏi tinh thần hợp tác cao giữa các ngân hàng, khách hàng, nhà đầu tư, và chắc chắn là cả các cơ quan chức năng cũng như giới khoa học. Rõ ràng, thông lệ cũ đã thay đổi: thế giới tài chính giờ đây hiểu rõ ngành này phải đứng ở vị trí trung tâm trong cuộc chuyển dịch sang cân bằng phát thải”, TS. Celine Herweijer nhấn mạnh.
HSBC tháng 3 vừa qua đã đưa ra cam kết rõ ràng về việc dần dần ngưng tài trợ các dự án nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng yêu cầu giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5°C.
Cam kết này bao gồm chính sách dần ngưng tài trợ các dự án nhiệt than ở châu Âu và các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tới năm 2030, và trên toàn thế giới vào năm 2040.
Cam kết cũng được thể hiện qua các mục tiêu phát thải liên quan tài trợ vốn ngắn hạn, và nỗ lực đồng hành cùng mọi khách hàng lớn trong lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt, cũng như lĩnh vực điện, và tiện ích trên hành trình chuyển dịch.
Mở đường tới điện gió ngoài khơi
Đông Hải Bến Tre nhận 200 tỷ đồng tín dụng xanh từ HSBC
Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam mới đây đã cấp khoản tín dụng thương mại xanh ngắn hạn trị giá 200 tỷ đồng cho CTCP Đông Hải Bến Tre (DOHACO), góp phần xanh hóa ngành sản xuất giấy.
Ba 'hàng rào' ngăn vốn ngoại đổ vào năng lượng tái tạo
Yêu cầu từ năng lượng tái tạo, đặc biệt là từ lĩnh vực điện gió vốn đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, sẽ sớm vượt quá khả năng cho vay của nhiều ngân hàng trong nước, từ đó đặt ra yêu cầu gỡ bỏ các hạn chế để thu hút vốn ngoại.
HSBC: Một loạt thách thức với tăng trưởng của Việt Nam
HSBC dự báo tăng trưởng kinh tế 2022 của Việt Nam ở mức 6,2% với lạm phát được nâng lên ngưỡng 3,7% sau khi xem xét giá nhiên liệu tăng cao.
HSBC Việt Nam, Trungnam Group ‘bắt tay’ phát triển tài chính xanh
HSBC sẽ hợp tác cùng Trungnam Group trong việc đánh giá và cung cấp các giải pháp tài chính bền vững, nhằm giúp phát triển các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp này khắp Việt Nam.
T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo
T&T Group chủ động chiến lược trung hòa vấn đề thuế quan, đón đầu vận hội năng lượng tái tạo, theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng
Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Bỏ tiền' xây thể chế
Nhà nước cần đầu tư xứng đáng, thực chất cho hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật để hoàn thiện thể chế, mở đường cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình.
Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.
Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.
Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.