Leader talk

Con đường duy nhất cho ngành năng lượng Việt Nam

Minh Nhật Thứ năm, 28/04/2022 - 14:41

Trước khi có thể tiến tới sử dụng các sản phẩm năng lượng sạch như mục tiêu đầy tham vọng tại COP26, Việt Nam cần vượt qua những thách thức trong đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế.

Chuyển đổi năng lượng là chuyển đổi dần từ trạng thái năng lượng sơ cấp có thể cạn kiệt sang dạng năng lượng sạch hơn, với tỷ lệ lớn hơn nhằm đảm bảo đủ điện và yêu cầu của biến đổi khí hậu.

Tại COP26 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là cam kết đầy tham vọng đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 dù là nước đang phát triển.

“Tuyên bố này cho thấy chúng ta phải đi trên một con đường không thể khác được – đó là chuyển dịch năng lượng”, bà Nguyễn Phương Mai, Phó chánh văn phòng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công thương, nhấn mạnh trong buổi gặp gỡ báo chí gần đây.

Quá trình chuyển dịch năng lượng là điều tất yếu, bởi trước khi có thể tiến tới sử dụng những sản phẩm xanh, sạch, Việt Nam cần đảm bảo đủ điện, đủ năng lượng cho phát triển kinh tế.

Con đường duy nhất cho ngành năng lượng Việt Nam
Bà Nguyễn Phương Mai, Phó chánh văn phòng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công thương.

Trên thực tế, tăng trưởng nhu cầu điện liên tục cao ở mức 10 – 12% những năm gần đây đã tạo sức ép đối với ngành điện, và những thách thức sẽ càng nhiều hơn trong quá trình chuyển dịch bởi sản lượng nhiệt điện than hiện chiếm gần một nửa toàn hệ thống.

Ngay cả khi sở hữu các nguồn về than, về khí, về năng lượng tái tạo, việc khai thác, sử dụng như thế nào cũng là điều không dễ dàng, bà Mai phân tích. Đơn cử như than, Việt Nam đã phải nhập khẩu than cho phát điện khi sản lượng trong nước đã bắt đầu đi xuống sau nhiều năm khai thác mạnh mẽ.

“Một vấn đề khác là cân bằng các nguồn điện – bài toán lúc nào cũng khiến chúng tôi phải đau đầu. Sử dụng làm sao các nguồn hài hòa, đảm bảo đủ lượng, có lộ trình hợp lý chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang tái tạo một cách mượt mà, mà không gặp vấn đề về thiếu điện, thiếu vốn đầu tư, các vấn đề về kỹ thuật, về đảm bảo an toàn”, bà Mai chia sẻ.

Ngoài ra, tăng trưởng nhập khẩu của ngành điện cũng là điều cần tính đến. Trong khi Việt Nam sẽ không phát triển thêm điện than, thì nguồn khí cho giai đoạn chuyển tiếp đang là phương án được cân nhắc, và có khả năng nhập khẩu thêm khi nguồn trong nước có giới hạn, khó đáp ứng đầy đủ tăng trưởng nhu cầu điện như hiện nay.

Mặc dù cũng là nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, nhưng điện khí có mức độ phát thải thấp hơn, có các đặc điểm phù hợp như công suất lớn, vận hành ổn định, để làm bước đệm chuyển tiếp cho nền kinh tế sang phát thải thấp.

Bà Vũ Chi Mai, Trưởng Hợp phần năng lượng tái tạo, Tổ chức phát triển Đức GIZ, cũng từng nhấn mạnh tại một diễn đàn cuối năm ngoái rằng, chuyển dịch năng lượng không phải loại trừ những gì đang có, mà chuyển đổi dần từ trạng thái năng lượng sơ cấp có thể cạn kiệt sang dạng năng lượng sạch hơn, với tỷ lệ lớn hơn nhằm đảm bảo đủ điện và yêu cầu của biến đổi khí hậu.

Theo vị chuyên gia này, có ba đòn bẩy chính sách quan trọng và dẫn dắt chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam, bao gồm thúc đẩy phát triển năng lượng sạch, giảm sâu phát thải CO2 và phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng. 

Cập nhật COP26, dự thảo Quy hoạch điện VIII mở cơ hội cho điện gió

Ngoài ra, thực tế phát triển thời gian qua đã cho thấy thêm một thách thức liên quan đến hệ thống lưới điện, truyền tải điện từ năng lượng tái tạo.

Giá FIT đầy hấp dẫn đã giúp Việt Nam ghi nhận giai đoạn bùng nổ điện tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, mang đến nguồn cung lớn. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều trong thời gian ngắn trong khi đường truyền tải không đáp ứng kịp đã dẫn đến tình trạng không giải tỏa kịp công suất, gây lãng phí, bà Mai cho biết.

Đồng quan điểm, ông Hoàng Trọng Hiếu, Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực, tại diễn đàn năng lượng sạch đầu tháng này, cho biết thêm, hiện nguồn năng lượng tái tạo tập trung chủ yếu ở một số tỉnh, địa phương nhất định, trong khi phần lớn các tỉnh này có phụ tải tiêu thụ tại chỗ nhỏ.

Do đó, gây áp lực lên hệ thống lưới điện quốc gia trong việc truyền tải công suất, dẫn đến làm tăng chi phí đầu tư cho hệ thống.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từng cho biết nguồn điện mặt trời phát triển rất nhanh trong thời gian ngắn đã làm cho một số đường dây 220kV khu vực Phú Yên, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông luôn trong tình trạng thường xuyên đầy tải, quá tải vào ban ngày.

Lưới điện ‘oằn mình’ đỡ điện mặt trời, điện gió bùng nổ

Cùng với đó, sự gia tăng mạnh mẽ nguồn điện năng lượng tái tạo đã gây nên khó khăn khi các tổ máy thủy điện phải thay đổi linh hoạt công suất để bù đắp thay đổi năng lượng tái tạo, ảnh hưởng đến an ninh cấp điện cuối mùa khô, cũng như tăng số lần khởi động/thay đổi công suất các tổ máy nhiệt điện than/tuabin khí, làm tăng nguy cơ sự cố tổ máy.

Do đó, việc huy động các nguồn điện hàng ngày cần được tính toán hợp lý, cơ cấu nguồn phải đảm bảo có dự phòng để đáp ứng không những các thay đổi của phụ tải tiêu thụ điện mà còn với các thay đổi bất thường của chính các nguồn năng lượng tái tạo với mức độ thay đổi hàng nghìn MW trong vài giây.

“Việc tiết giảm khả năng phát các nguồn năng lượng tái tạo trong thời gian qua cũng như hiện nay là bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo an toàn cung cấp điện”, EVN nhấn mạnh. 

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp luật liên quan đến quá trình chuyển dịch năng lượng, bao gồm Nghị quyết 55 Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, Quyết định 1658 phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, hay Quyết định 2068 phê duyệt chiến lược phát năng lượng tái tạo.
Để thực thi những cam kết COP26 của Việt Nam, Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định quy định giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone; danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia; đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.
Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương sẽ rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; cũng như tích cực, chủ động tăng cường hợp tác quốc tế về tài chính, công nghệ, nâng cao năng lực triển khai Thỏa thuận Paris và các cam kết tại COP26.

Kẻ ngược đường trong cuộc chơi điện than

Kẻ ngược đường trong cuộc chơi điện than

Phát triển bền vững -  2 năm

Trong khi phần lớn thế giới đang cam kết và hành động cắt giảm điện than vì mục tiêu khí hậu, Trung Quốc lại cho thấy sự gia tăng đáng chú ý, chiếm tới 56% lượng bổ sung mới.

Quy hoạch điện VIII và bài toán cân đối lượng đăng ký ‘khủng’

Quy hoạch điện VIII và bài toán cân đối lượng đăng ký ‘khủng’

Tiêu điểm -  2 năm

Phó thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ Quy hoạch điện VIII tạo điều kiện cho các địa phương phát triển, nhưng cũng tính đến tổng thể để bảo đảm hiệu quả, an ninh năng lượng, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.

Năng lượng tái tạo trước thách thức COP26

Năng lượng tái tạo trước thách thức COP26

Tiêu điểm -  3 năm

Về cam kết của Chính phủ (tại hội nghị COP26) sẽ giảm phát thải ròng khí carbon đạt mức bằng 0 vào năm 2050, ông Nguyễn Văn Vy, Phó chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam, tỷ trọng năng lượng tái tạo của Việt Nam phải chiếm 80 – 90% vào năm 2050.

Những điểm nhấn trong Quy hoạch điện VIII

Những điểm nhấn trong Quy hoạch điện VIII

Tiêu điểm -  3 năm

Sự khác biệt đáng chú ý giữa Quy hoạch điện VIII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh là tỉ lệ nhiệt điện than trong tổng công suất giảm đáng kể.

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

Leader talk -  3 ngày

Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Leader talk -  1 tuần

TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.

Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng

Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng

Leader talk -  1 tuần

Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Leader talk -  1 tuần

Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.

Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn

Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn

Leader talk -  1 tuần

Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  41 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.