Leader talk
Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Hai lý do khiến Việt Nam thiếu nhân lực cao cấp
Chuyện nguồn lực nhân sự cao cấp tại Việt Nam vừa yếu vừa mỏng là do trách nhiệm của cả hai phía, công ty - cơ quan và người lao động.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, có khoảng 130.000 công dân Việt Nam đang học tập tại nước ngoài năm 2016, đất nước được du học sinh Việt Nam yêu thích nhất chính là Nhật Bản, sau đó là Úc, đến Mỹ cùng Trung Quốc, đứng cuối top 5 là Vương Quốc Anh.
Tuy nhiên, một thực tế khá buồn là rất nhiều du học sinh sau khi học xong đã ở lại các nước để làm việc vì nhiều lý do. Vấn đề này cũng đã được tranh luận rất nhiều trên truyền thông trong nhiều năm qua.
Chia sẻ với TheLEADER, bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết, mặc dù lượng du học sinh trở về nước đã cải thiện trong vài năm gần đây nhưng vẫn còn rất ít. Nếu giải quyết được vấn đề đó, nhân sự cao cấp của chúng ta sẽ không vừa thiếu vừa yếu như hiện tại.
Theo quan sát của bà, trong vài năm gần đây, lượng du học sinh hồi hương có tăng lên không?
Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Tôi đã thấy lác đác du học sinh trở về nước làm việc. Tôi không có những con số thống kê chính thức nên không biết lượng du học sinh trở về có tăng hơn năm trước hay không, nhưng tôi cảm thấy vui mừng, vì có vài người xung quanh mình đã không ở lại.
Oxford là một đại học danh giá nhưng cô thư ký cũ của tôi, sau khi học xong và làm việc ở đó 1 năm đã quyết định trở về. Cô ấy về mở công ty riêng. Tôi nghĩ rằng, các du học sinh sẵn sàng mang những kiến thức mình đã học ở trời Tây về nước để vận dụng.
Ngoài ra, theo tôi, trừ khi là du học sinh đó quá giỏi hoặc rất năng nổ, mới dễ dàng ở lại nước ngoài, còn nếu không, thì không dễ. Nên nếu Việt Nam mình tạo điều kiện để họ vận dụng cái đã học hoặc có cơ hội thể hiện năng lực, thì tôi tin không ít người sẽ về.
Nếu các du học sinh hướng đến nhà nước thì không nói, nếu hướng đến khu vực tư nhân rất dễ. Chúng ta hãy tự tạo cơ hội cho bản thân, nếu không đủ nguồn lực, có thể hùn hạp với nhiều người.
Một nhân tố quan trọng nữa là gia đình. Đôi khi, chính gia đình cũng muốn con em ở lại. Cha mẹ nghĩ: "Sống ở Tây tiện nghi hơn, nhiều tiền hơn, nên con cái hãy ở lại". Nếu chỉ tính 2 điều kể trên, Việt Nam mình thua chắc, không thể bàn cãi gì nữa.
Còn nếu lấy 1 vài tiêu chí khác như gần đại gia đình, chăm lo cho cha mẹ, đóng góp cho xã hội – cộng đồng Việt Nam... thì sẽ khác. Đất nước này rất cần nhiều người trẻ có chí và có tâm.
Có phải, việc các du học sinh không chịu về nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam chúng ta rất thiếu nhân sự cao cấp giỏi?
Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Chính xác. Việc chúng ta thiếu trầm trọng nhân sự cao cấp là do 2 nguyên nhân: Thứ nhất, nhiều bạn trẻ giỏi giang vẫn đang vùng vẫy ở trời Tây, không chịu về nước.
Thứ hai là các công ty ở Việt Nam không chịu đào tạo người thay thế, không chịu quy hoạch nguồn nhân lực. Rất ít công ty chịu phát hiện các nhân sự cấp dưới có tài năng và lòng trung thành để đào tạo lực lượng kế thừa, thay thế.
Cách đây chưa lâu, có một giám đốc công ty lớn mời tôi tới nói chuyện, giám đốc đó phàn nàn, nhiều bạn trẻ bây giờ nhảy việc liên tục. Tôi mới khuyên các bạn trẻ ở đó, ví dụ như các bạn trưởng hay phó phòng: Các bạn nên hướng tới một sự nghiệp thay vì một công việc.
Các bạn cần 1 công việc, thêm quyền lợi, mỗi lần nhảy việc thêm vài trăm đô, nhiều công việc nhỏ không thể tạo nên một sự nghiệp. Ngồi mãi một chỗ không tốt, nhưng nếu thay đổi liên tục 6 tháng/1 lần, thì chẳng ai dám tin bạn.
Thế nên, chuyện nguồn lực nhân sự cao cấp tại Việt Nam vừa yếu vừa mỏng là do trách nhiệm của cả hai phía, công ty và cả người lao động.
Theo bà, việc Đại học Fulbright (Mỹ) khai giảng trong năm nay có khiến thực trạng đó không còn nữa trong tương lai?
Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Theo tôi, không hẳn như vậy. Đại học quốc tế thì có từ lâu rồi ví dụ như trường RMIT đã có từ lâu. Nhưng có thể vì nó đến từ Úc, thương hiệu về các ngành quản lý không nổi tiếng bằng Mỹ hoặc vì chưa thuộc top đại học hàng đầu ở Úc.
Nghe đâu, những người học RMIT ra cũng dễ xin việc, nhưng có lên thành lãnh đạo cao cấp hay không thì tôi không biết. Có thể, do Fulbright đến từ Mỹ, nên người ta gửi gắm nhiều hy vọng vào nó. Tuy nhiên, theo tôi, phải sau 1 khóa đào tạo, chúng ta mới có thể kết luận chất lượng của nó như thế nào. Bây giờ kết luận gì cũng là võ đoán!
Bà nghĩ gì về việc nhiều người giỏi, nhất là các du học sinh, không thích làm việc ở khu vực công?
Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Nhiều du học sinh không muốn làm việc cho bộ máy nhà nước, vì không thích sự quan liêu hay nghĩ phải chạy tiền. Nhưng theo tôi, không hẳn là như thế. Có thể, một số chỗ vào và làm sếp ngay thì không dễ, nhưng những chỗ đi lên từ từ thì không phải hoàn toàn không có cơ hội.
Tôi đã từng phát biểu rồi, về mặt nhân lực, sự hài hòa giữa công và tư là rất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của đất nước.
Nhân tài đổ qua khu vực tư nhân thì cũng tốt, nhưng nếu đổ quá nhiều đến mức mỏng bên khu vực công, đất nước sẽ gặp nguy hiểm. Hoặc ngược lại, nếu khu vực công sáng giá bởi có nhiều nhân tài nhưng khu vực tư mờ mờ thì đất nước sẽ đi về đâu?
Khu vực tư cũng cần bộ máy nhà nước, không thể tự hoạt động được. Khu vực tư muốn phát huy hết khả năng của mình, cần một khu vực công mạnh, giỏi và sạch.
Thế nên, tôi hy vọng sẽ có những thanh niên giỏi, đủ bản lĩnh phấn đấu làm trong khu vực công, giúp bộ máy nhà nước trong sạch và hiệu quả. Đây là con đường hơi dài và khó, nhưng tôi hy vọng có nhiều thanh niên không ngại khó.
Xin cảm ơn bà!
Chọn nhân sự quản lý: Năng lực, mức độ phù hợp... và gì nữa?
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Bỏ tiền' xây thể chế
Nhà nước cần đầu tư xứng đáng, thực chất cho hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật để hoàn thiện thể chế, mở đường cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình.
Hành trang cần thiết cho doanh nghiệp Việt trong đàm phán thuế quan với Mỹ
Cân bằng giữa việc đưa thông tin để ổn định tâm lý nhà đầu tư, doanh nghiệp nhưng vẫn giữ được vị thế khi đàm phán thuế với Hoa Kỳ.
Từ đồng lúa đến quốc gia số: Việt Nam trước thời khắc quyết định
Mặc dù hành trình số hóa đầy hứa hẹn, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, khi sự gia tăng của giao dịch trực tuyến và sự phổ biến của các nền tảng số tạo ra 'mảnh đất màu mỡ' cho tội phạm mạng.
Tổng bí thư Tô Lâm: Không có chỗ cho cán bộ trung bình chủ nghĩa
Trong tình hình hiện nay, Tổng bí thư nhấn mạnh không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.