Chọn nhân sự quản lý: Năng lực, mức độ phù hợp... và gì nữa?

Trần Bằng Việt Chủ nhật, 03/09/2017 - 07:30

Để một nhân sự thành công trong vai trò công việc và tạo được giá trị cho doanh nghiệp sẽ cần hai thứ: Năng lực và Mức độ phù hợp.

Doanh nhân Trần Bằng Việt - CEO ĐÔNG A Solution.

LTS: Chủ đề nhân sự trong doanh nghiệp nói riêng và trong tổ chức nói chung luôn nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng, là vấn đề cốt lõi quyết định thành bại của một doanh nghiệp.
Quan điểm và thực tế quản lý của Thế Giới Di Động được CEO Nguyễn Đức Tài chia sẻ gần đây "không dung nạp được người mới từ ngoài vào các vị trí quản lý của công ty" đã thu hút nhiều sự chú ý và cũng xuất hiện những ý kiến khác nhau.
Câu hỏi lớn đặt ra là: Mô hình tuyển dụng nhân sự với các loại hình doanh nghiệp, tập đoàn theo cách nào là phù hợp, như thế nào thì tạo được động lực phát triển và giúp doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững?
Báo điện tử TheLEADER thực hiện chương trình Cafe Quản trị có chủ đề: "NHÂN SỰ QUẢN LÝ: Dùng nội lực hay ngoại lực?" với sự tham gia phân tích, phản biện và chia sẻ kinh nghiệm của các CEO, nhà đầu tư, chuyên gia nhân sự. Ban biên tập TheLEADER.vn trân trọng giới thiệu toàn bộ nội dung này đến bạn đọc.

Bài 8 (hết): Chọn nhân sự quản lý: Năng lực, mức độ phù hợp... và gì nữa?

(Trần Bằng Việt - CEO ĐÔNG A Solution)

Anh Nguyễn Đức Tài, trong một trao đổi, có chia sẻ rằng "hệ thống của Thế Giới Di Động không dung nạp được người mới từ ngoài vào các vị trí quản lý của công ty. Xác suất thành công khi làm việc này chỉ là 1%”. Ngay sau đó, cũng có chuyên gia cảnh báo rằng nên cẩn thận với "đặc thù hệ thống” ấy, nhất là khi Thế Giới Di Động (TGDĐ) mở rộng sang ngành nghề hay lĩnh vực khác.

Có người hỏi: thế ai đúng?

Điều quan trọng không phải là ai đúng hay ai sai, mà là chúng ta sẽ quyết định như thế nào cho doanh nghiệp. Tôi xin chia sẻ thêm để mỗi người tự có quyết định của mình.

Để một nhân sự thành công trong vai trò công việc và tạo được giá trị cho doanh nghiệp sẽ cần hai thứ: Năng lực và Mức độ phù hợp. Năng lực là khả năng vận hành thành công các quy trình, công nghệ, máy móc thiết bị và làm việc với con người hiệu quả để tạo ra được kết quả như mong muốn. 

Mức độ phù hợp bảo đảm rằng cá nhân ấy sẽ thích công việc, gắn bó với doanh nghiệp và sẽ hành xử theo văn hoá và những nguyên tắc của tổ chức ấy.

Tùy theo vị trí, ngành nghề, quy mô và đặc thù quản trị mà mức độ yêu cầu đối với năng lực sẽ khác nhau. Với những doanh nghiệp mà nhân sự phải độc lập tác chiến, thậm chí tự xây dựng hệ thống và tiêu chuẩn, tự ra các quyết định thì chắc là yêu cầu năng lực sẽ cao lắm. 

Thế nhưng nếu quy trình, hướng dẫn đã sẵn có, công cụ luôn sẵn sàng, chính sách giá và khuyến mãi đã có, nhân viên đã được đào tạo tiêu chuẩn, thậm chí hàng hoá nào bày ở vị trí nào cũng đã được phần mềm đưa ra như TGDĐ thì quả là yêu cầu đối với năng lực sẽ khác đi, ít đi và thấp hơn rất nhiều. 

Thaco Trường Hải cũng là một trường hợp tương tự khi mà quy trình và hệ thống của các phân xưởng, các nhà máy, các showroom đều đã rất quy chuẩn và nhân viên được đào tạo bài bản "làm sai mới khó, chứ làm đúng dễ òm”.

Trong khi đó, vai trò của mức độ phù hợp là luôn cao, và thậm chí là ngày sẽ càng cao hơn nữa khi mà cả người lao động lẫn người sử dụng lao động có nhiều lựa chọn hơn như hiện tại. Đa phần các ca tan vỡ, hội nhập không thành công cũng từ đây mà ra.

Tập đoàn Mai Linh thời 2003 - 2004, lấy gần 2/3 học viên một khoá Fulbright về để làm cán bộ nguồn. Lãnh đạo cấp cao sâu sát và hỗ trợ hoà nhập. Tuy vậy, sau 1 - 2 năm thì chỉ còn sót lại có vài người, thêm mấy năm nữa thì không còn lại ai.

Cafe Trung Nguyên, Kềm Nghĩa, Kính Đình Quốc, Bút bi Thiên Long và nhiều doanh nghiệp khác cũng đã từng rất cởi mở để đón nhận và trao những trọng trách cao cấp nhất. Tuy vậy, số người trụ được là rất ít. Không hẳn do những nhân sự ấy thiếu năng lực, cũng không hẳn do doanh nghiệp không tin tưởng. Chỉ có thể giải thích bằng ba chữ "không phù hợp".

Do đó, nếu có thể, thường các doanh nghiệp sẽ nên ưu tiên cho nguồn lực nội bộ. Không làm chủ và tận dụng được nguồn lực nội bộ thì sẽ khó để có thể phát triển nhanh. Cả lý thuyết nhân sự lẫn thực tế phát triển của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua đều ủng hộ điều ấy. Phát triển nhân sự từ nội bộ giúp chúng ta bảo đảm được mức độ phù hợp, tăng mức độ gắn kết/trung thành, và có chi phí nhân sự thấp hơn đáng kể.

Vậy nhưng, không thể kết luận rằng tập trung vào nội lực là đủ. Cái chúng ta thực sự cần là mức độ phù hợp chứ không phải là nội bộ. Nếu những con người nội bộ mà không đủ Năng lực cho sự phát triển trong hiện tại và tương lai thì cũng không nên “níu kéo”. Và nếu có những nhân sự giỏi bên ngoài mà có mức độ phù hợp tương đối thì chúng ta cũng nên “mời chào”. Quá thiên về nội bộ sẽ hạn chế sự phát triển của chính mình.

Và câu chuyện về mức độ phù hợp cũng nên hiểu trong ngữ cảnh “cho sự phát triển tiếp theo của doanh nghiệp” chứ không chỉ là hợp với ông chủ, quán tính hay đội ngũ hiện tại. Nếu văn hoá và những nguyên tắc dẫn dắt doanh nghiệp không còn phù hợp nữa, hoặc “xung đột” với hầu hết nhân sự giỏi của ngành thì có lẽ cũng nên có sự nhìn nhận lại để “tinh chỉnh” hay “tiến hoá” cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Tập đoàn Mai Linh, sau thời gian tăng trưởng vũ bão trải khắp 61/63 tỉnh thành hơn mười năm trước, khi muốn phát triển sang những ngành nghề khác, đã phải ngậm ngùi chấp nhận đắng cay và thua lỗ. Một phần trong số đó là vì nguồn lực nhân sự cơ hữu chưa sẵn sàng cho nỗ lực ấy, trong khi văn hoá tổ chức vốn đề cao tính tuân thủ và quan hệ không dễ để những người đến từ bên ngoài hoà nhập và thành công.

Tập đoàn FPT, từ những năm 2000, đã khua chiêng gióng trống chinh Tây tấn công thị trường nước ngoài và nhiều lĩnh vực mới. Sau rất nhiều thời gian, với rất nhiều chi phí và công sức, kết quả đạt được gần như không có gì. Chỉ đến khi họ thay đổi cách làm, sử dụng những nhân sự am hiểu văn hoá địa phương và các chuyên gia hàng đầu của mảng liên quan thì mới bắt đầu có được những kết quả khả quan hơn.

Như vậy có thể thấy, không có công thức chung nào cho bài toán "RÈN" hay "TUYỂN" cho nhân sự quản lý. Mỗi người trong các bạn sẽ có câu trả lời phù hợp nhất cho chính mình. Các bạn là những những người hiểu rõ nhất: doanh nghiệp mình muốn gì, cần gì, có gì, và sẵn sàng đánh đổi đến mức độ nào.

Dù RÈN hay TUYỂN, cũng nhớ rằng chúng ta đang chuẩn bị cho tương lai, chứ không phải là hiện tại. Và cho doanh nghiệp chứ không phải cho cá nhân chúng ta.
Tiêu Yến Trinh, CEO Talentnet: Nhân sự quản lý - Cần tính toán đủ xa và có lộ trình

Tiêu Yến Trinh, CEO Talentnet: Nhân sự quản lý - Cần tính toán đủ xa và có lộ trình

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Trên chặng đường phát triển và cải tổ của các doanh nghiệp, việc “trồng người” luôn là câu chuyện dài kỳ khó có hồi kết, đặc biệt đối với cấp quản lý trở lên.

CEO Lâm Bình Bảo: Đâu là 'sức mạnh bóng tối' của doanh nghiệp?

CEO Lâm Bình Bảo: Đâu là 'sức mạnh bóng tối' của doanh nghiệp?

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Bóng tối của doanh nghiệp là mối quan hệ giữa các nhân viên nằm ngoài hệ thống chính thống. Đó là đấu trường mà các thành viên theo đuổi mục đích riêng của mình, là mong muốn chiến thắng, cạnh tranh nội bộ, ước muốn học hỏi...

Doanh nhân Lý Quí Trung: 'Tự trói tay mình khi tuyển dụng nhân sự theo một hướng'

Doanh nhân Lý Quí Trung: 'Tự trói tay mình khi tuyển dụng nhân sự theo một hướng'

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Trong tuyển dụng nhân sự cấp quản lý, câu hỏi đầu tiên và khó nhất dành cho người phụ trách nhân sự và người đứng đầu của tổ chức là nên sử dụng nội lực hay ngoại lực.

AI là 'người hùng thầm lặng' giúp Be Group có lãi

AI là 'người hùng thầm lặng' giúp Be Group có lãi

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Hành trình "thay máu" bằng AI vào mọi ngóc ngách của hoạt động kinh doanh, vận hành đã giúp Be Group chuyển mình, hướng tới tăng trưởng bền vững.

Giải mã mô hình 'ba tuyến' trong quản trị rủi ro ở Nam Long

Giải mã mô hình 'ba tuyến' trong quản trị rủi ro ở Nam Long

Diễn đàn quản trị -  1 ngày

Khám phá cách Nam Long triển khai mô hình ba tuyến để quản trị rủi ro toàn diện, tăng cường vai trò giám sát chiến lược của HĐQT.

Quản trị rủi ro nửa vời: Mầm họa trong lòng doanh nghiệp

Quản trị rủi ro nửa vời: Mầm họa trong lòng doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  2 ngày

Quản trị rủi ro ở nhiều doanh nghiệp còn mang tính sự vụ, thiếu hệ thống và chưa được xem là yếu tố quan trọng trong chiến lược dài hạn.

Bán hàng online xuyên biên giới: Làm gì để khai thác 'mỏ vàng'?

Bán hàng online xuyên biên giới: Làm gì để khai thác 'mỏ vàng'?

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Thị trường thương mại điện tử toàn cầu được coi là một mỏ vàng cho những doanh nghiệp xuất khẩu, những nó sẽ mãi là vàng trong mỏ nếu doanh nghiệp không biết số hóa mình.

Thuế đối ứng Mỹ: Đòn đau hay đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt?

Thuế đối ứng Mỹ: Đòn đau hay đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt?

Diễn đàn quản trị -  6 ngày

Bên cạnh việc mở rộng thị trường và phân tán rủi ro địa chính trị, doanh nghiệp cần “chuyển hóa” toàn bộ cấu trúc tài chính và quản trị tài sản để trở nên linh hoạt và chống chịu tốt hơn trước các biến động khó lường.

Lối đi nào cho Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính quốc tế?

Lối đi nào cho Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính quốc tế?

Tài chính -  57 phút

Theo ý kiến chuyên gia, Việt Nam nên có mô hình trung tâm tài chính kết hợp, không tách biệt hoàn toàn nhưng có khung pháp lý đặc thù, tập trung vào sử dụng ngoại tệ, luân chuyển lợi nhuận và bảo vệ nhà đầu tư.

AI là 'người hùng thầm lặng' giúp Be Group có lãi

AI là 'người hùng thầm lặng' giúp Be Group có lãi

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Hành trình "thay máu" bằng AI vào mọi ngóc ngách của hoạt động kinh doanh, vận hành đã giúp Be Group chuyển mình, hướng tới tăng trưởng bền vững.

Đề xuất sửa quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Đề xuất sửa quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Tài chính -  1 giờ

Đề xuất bổ sung việc ghi giảm vốn điều lệ đối với NHTM đang chịu sự kiểm soát đặc biệt là điểm mới quan trọng trong dự thảo thông tư số 39 của NHNN.

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất trước ngày khai trương: Có gì  đặc biệt trong siêu dự án 11.000 tỷ?

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất trước ngày khai trương: Có gì đặc biệt trong siêu dự án 11.000 tỷ?

Ống kính -  2 giờ

Sau hơn 20 tháng thi công, dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.

'Đông nhưng không mạnh', ABBank quyết liệt tái cấu trúc sau năm kinh doanh ảm đạm nhất

'Đông nhưng không mạnh', ABBank quyết liệt tái cấu trúc sau năm kinh doanh ảm đạm nhất

Tài chính -  2 giờ

Một trong những trụ cột để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hơn gấp đôi trong năm 2025 của ABBank là chiến lược cải tổ toàn diện bộ máy tổ chức, hướng đến tinh gọn, hiệu quả và số hóa.

Giữa làn sóng bất ổn, Chứng khoán SSI nói 'không' với giảm kỳ vọng kinh doanh

Giữa làn sóng bất ổn, Chứng khoán SSI nói 'không' với giảm kỳ vọng kinh doanh

Doanh nghiệp -  3 giờ

Công ty CP Chứng khoán SSI không điều chỉnh kinh doanh dù Chủ tịch HĐQT Nguyễn Duy Hưng có lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ.

Lợi nhuận LPBank gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng trong quý I

Lợi nhuận LPBank gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng trong quý I

Tài chính -  3 giờ

Kết thúc quý I năm 2025, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước, tạo bước đệm vững chắc để ngân hàng hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm nay trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước nhiều thử thách.

Đọc nhiều