Bách hóa trực tuyến tăng trưởng mạnh trong mùa dịch

Việt Hưng Thứ năm, 03/09/2020 - 14:26

Cú hích từ Covid-19 đã tạo ra các thói quen mua sắm trực tuyến mới, mang đến động lực tăng trưởng lâu dài cho các ngành hàng như: bách hóa và chăm sóc sức khỏe...

Sau cú hích Covid-19, thương mại điện tử Việt Nam cho thấy rõ các bước phát triển mới, vượt trội so với các nước trong khu vực. iPrice Group phối hợp cùng SimilarWeb và App Annie công bố Báo cáo Bản đồ thương mại điện tử Quý 2/2020.

Quý trước, Bản đồ thương mại điện tử của iPrice Group đã chỉ ra nhu cầu mua sắm bách hóa trực tuyến tăng mạnh. Sang quý này, mặc dù Việt Nam sớm kết thúc giãn cách xã hội và có 99 ngày không có ca nhiễm mới nhưng xu hướng này vẫn được duy trì tốt.

Dữ liệu từ iPrice Group và SimilarWeb cho thấy, sau 6 tháng đầu năm, lượng truy cập vào các website bách hóa tăng khoảng 42%. Tương tự, lượng truy cập vào các website ngành hàng mỹ phẩm & chăm sóc sức khỏe tăng 21%.

Bách hóa trực tuyến tăng trưởng mạnh trong mùa dịch
Bách hóa trực tuyến tăng trưởng mạnh trong mùa dịch

Kết quả này chứng minh rằng, nhu cầu cho hai ngành hàng bách hóachăm sóc sức khỏe trên kênh trực tuyến không phải là nhất thời. Cú hích từ Covid-19 đã tạo ra các thói quen mua sắm trực tuyến mới, mang đến động lực tăng trưởng lâu dài cho các ngành hàng trước đây vốn không phải là trọng tâm.

Trước xu thế này, trong Quý 2, các sàn TMĐT dường như đã xác định được bách hóa và thực phẩm tươi sống là một hướng cạnh tranh dài hạn, dẫn đến những bước đi cụ thể, quyết đoán hơn.

Từ đó, các sàn TMĐT đang tạo ra một động lực phát triển lớn cho ngành bách hóa trực tuyến, đặc biệt là về hậu cần giao vận.

Giữa tháng 4, Lazada triển khai cung cấp thực phẩm tươi sống, giao hàng nhanh trong 2 giờ. Đến tháng 5, Tiki cũng giới thiệu TikiNGON - dịch vụ bán hàng tươi sống giao nhanh trong 3 giờ. Cuộc đua bách hóa trực tuyến đang nóng hơn bao giờ hết.

Ở chiều ngược lại, ngành hàng thời trang tiếp tục có một quý ảm đạm khi tổng lượng truy cập website giảm sâu 29% so với Quý 1. Ngành thiết bị di động cũng giảm đến 13% so với Quý 1. Riêng điện máy trở lại mức tăng 10%. Sự sụt giảm trong chi tiêu do nhu cầu tiết kiệm của người dân đã khiến các ngành hàng không thiết yếu chịu thiệt hại.

Bách hóa trực tuyến tăng trưởng mạnh trong mùa dịch 1
Nổi bật mua sắm trên ứng dụng di động

Thời gian cao điểm dịch, đặc biệt trong tháng 4, các sàn thương mại điện tử giảm các hoạt động khuyến mãi, quảng cáo thường thấy nhưng đổi lại, đẩy mạnh các hoạt động livestreamgame trên ứng dụng di động. Mục tiêu là để tăng tương tác và tăng lượng người sử dụng ứng dụng, tranh thủ quãng thời gian giãn cách xã hội.

Kết quả Quý 2, theo báo cáo của iPrice Group và App Annie, tổng số lượt truy cập vào các ứng dụng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đã đạt 12,7 tỷ, cao nhất từ trước đến nay và tăng 43% so với Quý 1.

Tốc độ tăng trưởng này là vượt hơn so với phần lớn các nước lân cận. Cả khu vực Đông Nam Á trong Quý 2 tăng 39%, Singapore tăng 25%, Indonesia tăng 34%. Xét con số cụ thể thì Việt Nam cũng xếp thứ ba toàn Đông Nam Á về tổng lượng truy cập các ứng dụng mua sắm trực tuyến, chiếm 19,5% thị phần toàn khu vực.

Đáng chú ý là cùng lúc đó, tổng lượng truy cập vào top 50 website thương mại điện tử Việt Nam lại giảm nhẹ 1% so với Quý 1.

Việc "cuộc chiến" thương mại điện tử lan tỏa lên ứng dụng di động đã được dự báo từ lâu. Cuối năm 2019, đầu năm 2020 chính là thời điểm các sàn TMĐT có nhiều thử nghiệm ráo riết nhằm phát triển mua sắm trên di động: Tiki có TikiLive, Shopee có Shopee Feed, Sendo có SenLive, v.v…

Covid-19 xuất hiện đầu năm 2020 chính là bước ngoặc cụ thể để TMĐT Việt Nam đẩy nhanh quá trình này. Người dân ở nhà nhiều hơn, nhu cầu giải trí trực tuyến tăng cao là điều kiện lý tưởng để các sàn TMĐT áp dụng các tính năng mà họ đã thử nghiệm.

Trong bối cảnh đó thì cuộc chơi lại dường như đang bị lấn át bởi các doanh nghiệp ngoại. Theo iPrice Group và App Annie, top 10 ứng dụng mua sắm trực tuyến được sử dụng nhiều nhất Việt Nam trong Quý 2 lần lượt có Shopee, Lazada, Tiki và Sendo, theo sau là một loạt các ứng dụng nước ngoài. Thegioididong là đơn vị nội duy nhất ngoài Tiki và Sendo có mặt trong top 10.

BigC, Vinmart, Bách Hóa Xanh bứt phá trong đại dịch

BigC, Vinmart, Bách Hóa Xanh bứt phá trong đại dịch

Tiêu điểm -  4 năm
Các mô hình bán lẻ mới bao gồm siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và mua sắm trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng, thực phẩm trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19.
BigC, Vinmart, Bách Hóa Xanh bứt phá trong đại dịch

BigC, Vinmart, Bách Hóa Xanh bứt phá trong đại dịch

Tiêu điểm -  4 năm
Các mô hình bán lẻ mới bao gồm siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và mua sắm trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng, thực phẩm trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19.
Startup ViralWorks về tay Metub Việt Nam

Startup ViralWorks về tay Metub Việt Nam

Khởi nghiệp -  4 năm

Hai nhà đồng sáng lập ViralWorks là Hà Thị Tú Phượng và Lê Hồng Thảo Quyên hiện chỉ chiếm lượng cổ phần 0,05% chia cho mỗi người.

37% người trẻ muốn được khởi nghiệp

37% người trẻ muốn được khởi nghiệp

Khởi nghiệp -  4 năm

Theo Báo cáo của Hội đồng Anh, rất nhiều người trẻ ở Việt Nam tin rằng khi có công việc kinh doanh riêng, họ sẽ có tiếng nói và tự do - mà nếu chỉ thuần túy làm nhân viên thì sẽ không có được.

Startup CNV Loyalty nhận vốn 11 tỷ đồng từ NextPay

Startup CNV Loyalty nhận vốn 11 tỷ đồng từ NextPay

Khởi nghiệp -  4 năm

Thành lập từ cuối năm 2017, CNV Loyalty là đơn vị đi đầu trong việc xây dựng nền tảng tạo ứng dụng chăm sóc khách hàng, cung cấp giải pháp về chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp.

Mục tiêu 100.000 doanh nghiệp công nghệ số

Mục tiêu 100.000 doanh nghiệp công nghệ số

Khởi nghiệp -  4 năm

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là lực lượng thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế bứt phá, phát triển nhanh, bền vững với mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  17 phút

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  28 phút

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  39 phút

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  49 phút

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc

Leader talk -  2 giờ

Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bất động sản -  6 giờ

Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.