Khởi nghiệp
Bài toán tăng trưởng của startup trong đại dịch
Nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng, nếu muốn sống sót và tăng trưởng, các startup phải có kế hoạch tài chính cho 12-18 tháng tiếp theo, do vốn mạo hiểm đang có xu hướng giảm.
Đầu tư startup giảm lượng tăng chất
Năm 2021, số lượng các thương vụ đầu tư vào startup Việt có xu hướng giảm. Nguyên nhân là bởi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đúng thời điểm làn sóng khởi nghiệp ở Việt Nam và thế giới đang sôi nổi, nhất là trong lĩnh vực khoa học công nghệ, sáng tạo.
Hàng loạt sự kiện, hội thảo lớn về công nghệ… đều phải chuyển sang online hoặc bị hoãn lại. Đằng sau đó là dấu hiệu của sự suy giảm lượng vốn đầu tư. Câu hỏi đặt ra là, nếu không có những nguồn vốn này, liệu startup có đủ sức để đi tiếp?
Thực tế, việc sụt giảm đầu tư đang là tình hình chung của thế giới, không riêng Việt Nam. Rất nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng, nếu muốn sống sót, startup phải có kế hoạch tài chính cho 12-18 tháng tiếp theo, do vốn mạo hiểm đang có xu hướng giảm.
Thời gian tới, các quỹ cũng sẽ tìm cách tái cơ cấu các hạng mục đầu tư, chuyển sang những đối tượng sinh lời nhiều hơn. Chắc chắn, sẽ có một số startup hưởng lợi, nhưng không phải tất cả.
Giới chuyên gia cho rằng, thời điểm này rất phù hợp để phát triển thị trường vốn trong nước. Các nhà đầu tư thiên thần ở trong nước sẽ có động thái mạnh hơn, giúp các startup Việt ít phải lệ thuộc vào dòng vốn bên ngoài.
Sự xuất hiện của Covid-19 khiến cả thế giới phải đối mặt với những vấn đề giống nhau. Các startup Việt Nam có thể vươn ra khu vực, thậm chí vươn ra thế giới nhanh chóng nếu kịp thời nắm bắt và giải quyết các vấn đề chung mang tính toàn cầu.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, bên cạnh việc chủ động kế hoạch ứng phó với đại dịch, tận dụng tư vấn từ các cổ đông, nhà đầu tư, startup cần có các nguồn lực hỗ trợ tích cực khác. Với các startup đang ở giai đoạn đầu phát triển, việc định hình lại chiến lược, mô hình kinh doanh, xây dựng đội ngũ trong thời gian này là rất quan trọng.
Dưới tác động của đại dịch, các start-up trong lĩnh vực truyền thống sử dụng công nghệ thông tin, vận hành theo mô hình O2O (online to offline) như dịch vụ bán hàng, tuyển dụng nhân sự thời vụ, nền tảng du lịch, dịch vụ ăn uống, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ giáo dục theo mô hình offline... chịu ảnh hưởng đáng kể nhất.
Trong khi đó, các startup công nghệ triển khai trên điện toán đám mây, cung cấp các nền tảng giao tiếp trực tuyến, dịch vụ thiết yếu như tư vấn sức khoẻ trực tuyến, dịch vụ giao thực phẩm đến tay người dùng... lại thu hút sự quan tâm.
Sau cuộc khủng hoảng bong bóng dotcom (năm 2000), các start-up công nghệ lần đầu tiên gặp phải khủng hoảng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử với quy mô toàn cầu, nên hầu như chưa hề chuẩn bị kế hoạch đối phó rủi ro.
Trải qua hơn 2 năm đối mặt với đại dịch, có thể thấy, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có thể đóng góp cho xã hội, đều có cơ hội và không nhất thiết phải cạnh tranh nếu tìm ra được hướng đi riêng.
Riêng việc đối mặt với thiếu vốn và tiền mặt thì cách tốt nhất vẫn là cắt giảm chi phí và tiếp tục tìm kiếm những cơ hội khai thác thế mạnh của mình nhằm tối ưu hóa dòng tiền.
Tăng trưởng nóng hay bền vững?
Có một câu hỏi đặt ra khiến các startup phải lựa chọn, đó là: Phát triển bùng nổ, nhanh chóng nắm bắt cơ hội hay đi con đường dài hướng tới mục tiêu bền vững trong đại dịch?
Thực tế cho thấy, với thế hệ doanh nhân trước đây, đa số tạo lập doanh nghiệp là để xây dựng một tương lai, thậm chí "sống chết" cùng doanh nghiệp trong một giai đoạn rất dài. Tuy nhiên thế hệ tiếp theo có rất nhiều sự thay đổi, đặc biệt trong giới startup công nghệ và các ngành tương tự, mục tiêu vì thế cũng được xác định rất khác, đó là tăng trưởng rất nhanh, gọi vốn nhanh. Phải chăng xu hướng tăng trưởng nóng đang là xu hướng thịnh hành ngày nay, hay đó là xu hướng của cuộc chơi ngắn hạn?
Ông Bùi Thành Đô - Nhà sáng lập và điều hành Think Zone Ventures cho biết: "Các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam đã trải qua đến thế hệ thứ 4. Trong các thế hệ đó, nhiều doanh nghiệp muốn có khoản lợi nhuận tích luỹ lâu dài và tái cấu trúc tăng trưởng, bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp đi theo làn sóng liên tục đốt tiền, nhưng đến bây giờ thì rất nhiều startup đã tập trung vào giá trị cốt lõi nhiều hơn, thay vì tạo ra một mô hình mua bán đơn thuần, sử dụng tiền của các quỹ đầu tư để tăng trưởng".
Cũng theo ông Đô, startup vẫn có thể vừa tăng trưởng nóng vừa tăng trưởng bền vững, nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu các casestudy tìm được chìa khóa.
Ông Đô khẳng định: "Không có doanh nghiệp nào tăng trưởng bền vững lại có siêu lợi nhuận. Vì các nhà đầu tư có khẩu vị khác nhau, các startup cần xác định rất rõ những vấn đề cần sự hỗ trợ để lựa chọn nhà đầu tư phù hợp".
Với các startup tăng trưởng quá nhanh thì theo ông Đô, sẽ rất dễ chạm trần và không còn room tăng trưởng. Như vậy, mô hình của startup có thể bền vững trong một vài năm đầu nhưng 4-5 năm nữa sẽ đi ngang, điều này có nghĩa không thể tăng trưởng nhanh nữa.
Chính vì thế, ông Nguyễn Chí Thanh - Phó tổng giám đốc Viettel Telecom nhận định, hầu hết các startup đã cẩn trọng hơn và lựa chọn các mô hình phát triển bền vững. Họ tập trung vào các giá trị lõi để tạo ra các giá trị khác biệt mà không chạy theo xu thế của thị trường và các giá trị cốt lõi mà các DN phần lớn đang hướng đến chính là công nghệ.
Bên cạnh đó là startup Cyradar, ngay từ ngày đầu thành lập, công ty này đã áp dụng công nghệ mới để giải quyết các bài toán công nghệ cũ và hướng tới công nghệ mới. Và con đường họ chọn đi cũng là hướng phát triển bền vững.
Một con số thực tế cho thấy, cứ 10 startup thì có đến 8 startup đã đóng cửa. Tại Việt Nam cũng có nhiều startup như The Kafe, Soya Garden từng là những startup thành công có mức độ tăng trưởng nóng, nhưng cuối cùng đã phải… đóng cửa.
Theo ông Thanh, một số startup tăng trưởng nóng bằng cách đốt tiền thì mô hình đó rủi ro. Vì duy trì doanh nghiệp bằng cách đốt tiền để lấy khách hàng thì tăng trưởng nhanh nhưng khi thị trường biến động thì các nhà đầu tư có xu thế thận trọng hơn trong việc đầu tư mạo hiểm. Khi đó, nguồn đầu tư vào các dự án đó cũng giảm xuống.
Theo ông Thanh, thế mạnh của người Việt là linh hoạt và "đánh du kích" cho nên startup cần chọn thế mạnh và lối đi ngách để tìm hướng đi an toàn, bền vững thì sẽ phù hợp hơn là đốt tiền.
Đồng quan điểm, ông Đô cho rằng, tâm lý của các startup luôn luôn đi theo mô hình mới, mà mô hình mới thì yếu tố rủi ro cao hơn rất nhiều. Một số startup đưa ra mô hình kinh doanh, dịch vụ đơn giản, sau đó đưa ra chính sách chiết khấu giá cao, chấp nhận đốt tiền để thu hút khách hàng, với kỳ vọng khi khách hàng ở lại, họ có thể đẩy thêm các dịch vụ khác, gia tăng số người dùng, nhưng nếu tính toán không đủ tốt thì startup sẽ bị hụt hơi.
Bên cạnh đó tại Việt Nam, các startup cũng ít nguồn lực hỗ trợ so với thị trường khác nên tỷ lệ thất bại cũng là dễ hiểu.
VNPay và Visa bắt tay thúc đẩy thanh toán số
VNPay và Visa bắt tay thúc đẩy thanh toán số
Visa và VNPAY sẽ ra mắt nhiều giải pháp thanh toán điện tử hàng đầu hiện nay, tiêu biểu là giải pháp chấp nhận thanh toán không tiếp xúc qua điện thoại di động (Tap to Phone).
F88 đặt mục tiêu vốn hóa 1 tỷ USD
Để thúc đẩy kế hoạch tăng trưởng của công ty, F88 đang tìm cách huy động khoảng 4 nghìn tỷ đồng trong năm nay bằng cách phát hành trái phiếu hoặc vay từ các quỹ quốc tế.
OpenCommerce Group nhận vốn 7 triệu USD từ VNG và Do Ventures
Sau hơn 2 năm ra mắt, OpenCommerce Group đã giúp hơn 86.700 người đến từ 195 quốc gia kinh doanh thương mại điện tử trên phạm vi toàn cầu, với GMV (tổng lượng hàng hóa) đạt 670 triệu USD.
Cơ hội lớn cho các startup Việt trong đại dịch
Vốn đầu tư vào khởi nghiệp của Việt Nam đã đạt gần 1,4 tỷ USD, kết quả cao nhất trong cả giai đoạn từ năm 2016 đến nay.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.