Khởi nghiệp

Cơ hội lớn cho các startup Việt trong đại dịch

Việt Hưng Thứ năm, 24/02/2022 - 09:43

Vốn đầu tư vào khởi nghiệp của Việt Nam đã đạt gần 1,4 tỷ USD, kết quả cao nhất trong cả giai đoạn từ năm 2016 đến nay.

Theo thống kê từ Tech in Asia, trong năm 2021, Đông Nam Á ghi nhận tổng số Kỳ lân (các startup định giá trên 1 tỷ USD) bằng 7 năm trước cộng lại. Nhiều công ty khởi nghiệp thành doanh nghiệp tỷ USD nhờ nguồn vốn từ thị trường cổ phần tư nhân.

Có đến 19 công ty khởi nghiệp Đông Nam Á đã tăng định giá lên trên 1 tỷ USD, theo báo cáo mới đây của Credit Suisse về các công ty khởi nghiệp thuộc khối ASEAN.

Trong đó, các quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, với khả năng áp dụng các công nghệ mới, góp phần mở ra cơ hội nuôi dưỡng các thế hệ Kỳ lân tiếp theo.

"Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế, nhờ đó chất lượng của thị trường startup ở Việt Nam cũng được nâng lên", ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Bộ KH&ĐT đánh giá.

Dẫn chứng cho lập luận này, ông Vũ Quốc Huy cho biết, trong 5 năm trở lại đây, hệ sinh thái ĐMST Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và hiện đang dần hoàn thiện với các thành tố cơ bản, chủ yếu như: startup; mạng lưới chuyên gia, trí thức; các tổ chức ươm tạo khởi nghiệp, hỗ trợ đổi mới sáng tạo; tổ chức tài chính, quỹ đầu tư…

Đặc biệt, môi trường pháp lý cho đầu tư khởi nghiệp ĐMST ngày càng được hoàn thiện. Trung tâm Đổi mới sáng tạo ngày càng thể hiện rõ nét vai trò trong việc kết nối các nguồn lực nhằm thúc đẩy hoạt động ĐMST, lấy doanh nghiệp là trung tâm.

Cơ hội lớn cho các startup Việt trong đại dịch
Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Bộ KH&ĐT

Dù năm 2021 được nhận định là năm khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tạo ra thách thức lớn trong việc duy trì kết quả phát triển kinh tế, nhưng vốn đầu tư vào khởi nghiệp của Việt Nam vẫn đạt gần 1,4 tỷ USD - kết quả cao nhất trong cả giai đoạn từ năm 2016 đến nay. Số lượng startup cũng không ngừng phát triển với 3.800 startup, hơn 200 quỹ đầu tư và hơn 100 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, cơ sở ươm tạo đang hoạt động.

Đại dịch đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên cũng mang lại nhiều cơ hội lớn. Dịch bệnh ảnh hưởng đến thu nhập và hành vi người tiêu dùng nhưng lại tạo ra cơ hội và điều kiện phát triển cho các mô hình kinh doanh mới. 

Trước đó, những mô hình như: đi chợ công nghệ, học tập và làm việc trực tuyến, dịch vụ y tế trực tuyến,… phải mất nhiều năm để thuyết phục khách hàng sử dụng, nhưng nay "nhờ"... đại dịch mà sự chuyển đổi trở nên nhanh chóng hơn.

Trong quá khứ, nhiều "kỳ lân" công nghệ đã được sinh ra trong khủng hoảng, điển hình nhất là AirBnb, Uber, Grab,... Khi thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, vai trò của nền kinh tế chia sẻ trở nên quan trọng hơn.

Khảo sát của nhà đầu tư được NIC và Quỹ Đầu tư mạo hiểm Do Ventures thực hiện cho thấy, "khẩu vị" của nhà đầu tư cũng có sự thay đổi.

Những ngành có lợi từ đại dịch thì có mức tăng trưởng rất đột phá, như: Thương mại điện tử, Công nghệ tài chính (Fintech); Công nghệ giáo dục (EdTech), Công nghệ y tế (MedTech), Truyền thông trực tuyến (Online media), Công nghệ hậu cần (LogTech),…

Song để thành công, các startup cần rất nhiều yếu tố như: Thời cơ, ý tưởng, môi trường, mô hình kinh doanh, vốn, đội ngũ, sự hỗ trợ của các tổ chức liên quan… để thiết kế ra những sản phẩm phù hợp. Nếu thiếu một yếu tố cũng làm cho cơ hội thành công của startup giảm xuống đáng kể.

Thực tế, ở cả các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc hay cả các thị trường nhỏ và mới nổi như Đông Nam Á, các startup non trẻ vẫn hoàn toàn có cơ hội trước những làn sóng công nghệ mới.

"Chúng ta có thể nói về những ví dụ sinh động như: Facebook vượt qua Yahoo, Apple; Samsung vượt qua "tượng đài" Nokia và Blackberry. Có thể nói, cơ hội luôn có ở mọi nơi, mọi thời điểm cho các startup tận dụng tốt thời cơ", lãnh đạo NIC chia sẻ.

Do đó, đối với thị trường Việt Nam, các startup nội vẫn có những lợi thế so với những "ông lớn" quốc tế. Việc thiết kế các sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam là yếu tố quan trọng nhất, bên cạnh yếu tố nguồn vốn, nhân sự.

Marathon Education nhận vốn từ Y Combinator

Marathon Education nhận vốn từ Y Combinator

Khởi nghiệp -  2 năm
Marathon Education kết nối người học và người dạy tại Việt Nam, tập trung giảng dạy các môn học từ lớp 6 đến lớp 12 theo Chương trình Giáo dục quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Marathon Education nhận vốn từ Y Combinator

Marathon Education nhận vốn từ Y Combinator

Khởi nghiệp -  2 năm
Marathon Education kết nối người học và người dạy tại Việt Nam, tập trung giảng dạy các môn học từ lớp 6 đến lớp 12 theo Chương trình Giáo dục quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
ThinkZone thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp nội địa 60 triệu USD

ThinkZone thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp nội địa 60 triệu USD

Khởi nghiệp -  2 năm

Với tổng vốn có thể cam kết đầu tư lên tới 60 triệu USD, ThinkZone II là quỹ đầu tư mạo hiểm vào startup công nghệ có quy mô lớn nhất được huy động nguồn vốn từ các tập đoàn và doanh nhân Việt Nam như IPA Investments Corporation, Phú Thái Holdings, Stavian Group.

VNG đi tìm lời giải cho ZaloPay

VNG đi tìm lời giải cho ZaloPay

Khởi nghiệp -  2 năm

Nhiều năm nay, ZaloPay vốn được xem là "con cưng" trong hệ sinh thái của VNG sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp phép trung gian thanh toán.

Chìa khoá để gọi vốn cộng đồng

Chìa khoá để gọi vốn cộng đồng

Khởi nghiệp -  2 năm

Nhà đầu tư dự án gọi vốn cộng đồng có thể là những cá nhân bỏ số vốn nhỏ vào các startup cùng hàng nghìn người khác thông qua một nền tảng công nghệ uy tín và được hỗ trợ bởi một hành lang pháp lý phù hợp.

J&T Express nhận vốn 2 tỷ USD trước thềm IPO

J&T Express nhận vốn 2 tỷ USD trước thềm IPO

Khởi nghiệp -  2 năm

Vào tháng 8/2020, J&T Express đã có hơn 1.000 bưu cục tại Việt Nam, tăng gấp đôi so với năm đầu hoạt động (2018) và đến 2022 con số tiếp tục tăng tới hơn 1.900 bưu cục trải rộng khắp cả nước.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".