Tiêu điểm
Bão lũ miền Bắc làm 325 người chết và mất tích
Thiệt hại do mưa lũ đã gây ra nhiều tổn thất lớn về người và tài sản tại các tỉnh miền Bắc.
Tình trạng mưa lớn kéo dài tại các tỉnh miền Bắc đã đẩy mực nước lũ trên nhiều tuyến sông vượt báo động 3, gây ra nhiều sự cố nghiêm trọng đối với hệ thống đê điều và giao thông.
Đến nay, do lượng mưa đã giảm nên các khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đá đã được thu hẹp nhiều so với hôm qua.
Lũ lụt tại các con sông lớn còn phức tạp
Tuy nhiên, các con sông lớn tại miền Bắc vẫn đang có những biến động phức tạp. Theo cập nhật lúc 15h12' của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, lũ trên sông Cầu ở tỉnh Bắc Ninh, sông Thương tại tỉnh Bắc Giang đang dâng cao đạt mức đỉnh trên 7m, vượt báo động 3.
Lũ trên sông Thái Bình, sông Hoàng Long đang lên chậm và trên báo động 3.
Trong khi đó, lũ trên sông Hồng đang xuống chậm và đạt đỉnh ở mức 11,3m lúc 2h hôm nay. Cùng xu hướng giảm dần mức nước còn có các sông Thao, sông Lô, sông Lục Nam.
Cơ quan này cảnh báo rủi ro thiên tai do lũ vẫn duy trì ở cấp độ 3 tại các con sông lớn phía trên, đồng thời khuyến cáo người dân tại các khu vực ven sông cần thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai kịp thời.

Dự báo, trong 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình trên báo động 3.
Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê, kè có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu ven sông thuộc các tỉnh gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.
Tình trạng ngập lụt có thể xảy ra tại các vùng trũng, vùng thấp ven sông tại các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ.
Trong 3-6 giờ tới, khu vực các tỉnh Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa phổ biến từ 5-30mm, có nơi trên 40mm.
Tình hình đê điều và hồ chứa
Theo Cục quản lý Đê điều và phòng, chống thiên tai, đến 21h00 ngày 11/9/2024, tổng cộng 70 sự cố đê điều đã được ghi nhận tại 11 tỉnh thành.
Trong số đó, 30 sự cố xảy ra trên các tuyến đê cấp III trở lên. Các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội và Nam Định đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng sạt lở đê, với tổng cộng 10 điểm sạt lở được báo cáo.
Ngoài ra, có 9 sự cố liên quan đến cống qua đê, đặc biệt là tại Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang và Nam Định.
Tại Bắc Giang, còn có sự cố đùn sủi đê, trong khi Bắc Ninh và Hải Dương ghi nhận các lỗ rò thân đê.
Nam Định và Hưng Yên cũng chịu ảnh hưởng bởi tình trạng thẩm lậu, gây lo ngại về an toàn đê điều tại các tỉnh này.
Tại Tuyên Quang, tình hình càng nghiêm trọng hơn khi ghi nhận 1 sự cố vỡ đê, làm ảnh hưởng đến đời sống và tài sản của người dân.
Ngoài ra, 24 sự cố tràn đê đã được báo cáo tại các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam và Nam Định. Đặc biệt, Nam Định là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 9 sự cố tràn đê.
Các sự cố này không chỉ gây mất an toàn cho hệ thống đê mà còn ảnh hưởng đến các khu vực dân cư và sản xuất nông nghiệp.

Giao thông bị ảnh hưởng
Tình hình giao thông tại miền Bắc đang bị đình trệ nghiêm trọng. Tính đến chiều 11/9, 232 điểm trên các tuyến quốc lộ và cao tốc bị tắc nghẽn do mưa lũ.
Các lực lượng chức năng đã nỗ lực tổ chức phân luồng và ứng trực tại các điểm nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho phương tiện.
Đối với giao thông đường sắt, tuyến Bắc Hồng - Văn Điển đã phải tạm ngừng hoạt động do nước ngập sâu tại đoạn Km20+400 - Km21+000, với mực nước ngập đỉnh ray hơn 550mm.
Nhiều tuyến đường sắt khác như Yên Viên - Lào Cai, Kép - Hạ Long và Hà Nội - Đồng Đăng cũng gặp phải tình trạng tương tự do sạt lở đất và nước lũ làm hư hỏng hạ tầng.
Điều này khiến các đoàn tàu phải tạm ngừng di chuyển qua các khu vực nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa và hành khách.
325 người chết và mất tích do bão lũ
Thiệt hại do mưa lũ đã gây ra nhiều tổn thất lớn về người và tài sản tại các tỉnh miền Bắc.
Theo thống kê, tính đến sáng 12/9, đã có 325 người chết và mất tích, trong đó Lào Cai là tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất với 177 người chết và mất tích. Đặc biệt, huyện Bảo Yên của Lào Cai bị thiệt hại nặng với 109 người, nước lũ cuốn trôi nhiều nhà cửa và hoa màu của người dân.
Tại Yên Bái, 44 người đã thiệt mạng hoặc mất tích, tập trung chủ yếu tại thành phố Yên Bái và huyện Lục Yên.
Bên cạnh đó, hơn 130.000 ngôi nhà đã bị hư hỏng do mưa lũ, trong đó Nam Định, Hà Nội và Yên Bái là những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Gần 60.000 ngôi nhà bị ngập nước, khiến cuộc sống của người dân tại các vùng này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hàng chục nghìn hecta lúa và hoa màu cũng bị ngập úng và hư hỏng, đặc biệt là tại Hải Phòng, Nam Định và Hà Nội, nơi nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương.
Các hệ thống hạ tầng điện và viễn thông cũng bị tàn phá nặng nề. Hơn 5.300 cột điện và hàng nghìn trạm phát sóng di động bị gãy đổ, gây ra tình trạng mất điện và mất thông tin liên lạc tại nhiều khu vực.
Tính đến 20h ngày 11/9, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã khôi phục được toàn bộ đường dây và trạm biến áp 500kV, lưới điện 220kV cơ bản đã khôi phục xong; các đơn vị điện lực địa phương đã khôi phục 132/173 đường dây 110kV và 1.376/1.604 đường dây lưới điện trung thế.
Bộ Thông tin và truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông khôi phục hệ thống thông tin liên lạc, tính đến 15h ngày 11/9, đã có 7.280 trạm phát sóng di động bị mất liên lạc do ảnh hưởng của bão, mưa lũ sau bão. Hiện đã khôi phục được 55% trạm.
Người dân ngoài đê sông Hồng di dời đồ đạc khỏi nước lũ
Lũ lụt hoành hành miền Bắc
Sau cơn bão số 3, do lượng mưa lớn trải trên diện rộng tại các tỉnh phía bắc đã gây lũ, ngập lụt ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người dân.
Lũ sông Hồng lên cao, nhiều tuyến phố tại Lào Cai ngập lụt
Ngày 9/9, nước sông Hồng tại thành phố Lào Cai dâng cao khiến nhiều tuyến phố nằm gần bờ sông rơi vào ngập lụt.
Hậu quả nghiêm trọng do hoàn lưu bão Yagi tại miền Bắc
Hoàn lưu bão Yagi đã gây ra mưa lũ, sạt lở đất nghiêm trọng tại miền Bắc Việt Nam, làm nhiều người chết, mất tích và thiệt hại lớn về tài sản.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.