Bất động sản công nghiệp đắt khách

Phương Hà Thứ năm, 26/10/2023 - 10:29

Phân khúc bất động sản công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định với giá thuê tăng từ 15% đến 30% tuỳ vùng, địa phương.

Dòng vốn FDI đang chảy vào khu công nghiệp. Ảnh Hoàng Anh

Trái ngược với sự ảm đạm của thị trường bất động sản, phân khúc bất động sản công nghiệp vẫn tăng trưởng ổn định, với sự tham gia của hàng loạt ông lớn có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong gần gần 20,2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trong chín tháng đầu năm, lĩnh vực chế biến, chế tạo dẫn đầu, đạt hơn 14 tỷ USD và tăng 15% so với cùng kỳ.

Nửa năm 2023, ở phía Bắc lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như điện tử, máy vi tính, ô tô, máy móc và thiết bị và sản xuất liên quan đến năng lượng mặt trời thu hút được 3,4 tỷ USD, chiếm 63% dự án có vốn FDI trong tổng số 238 dự án đăng ký mới.

Cụ thể, thiết bị điện chiếm tổng vốn đầu tư đăng ký mới lớn nhất với 21%, trị giá 1,14 tỷ USD. Tiếp đó là máy tính, điện tử và sản phẩm điện với tổng vốn đầu tư chiếm 20% và các sản phẩm cao su, nhựa chiếm 15%.

Khách thuê là các tập đoàn quy mô lớn như Samsung, LG Electronics, Foxconn, Canon, Hyundai, Honda.

Đặc biệt, những nhà sản xuất năng lượng mặt trời được ghi nhận xu hướng dịch chuyển về phía Bắc. Ba trong số năm dự án sản xuất hàng đầu ở khu kinh tế phía Bắc vào năm 2022 thuộc lĩnh vực liên quan tới năng lượng mặt trời.

Trong số 30 nhà sản xuất sản phẩm năng lượng mặt trời trên cả nước, 77% ghi nhận tại khu kinh tế phía Bắc và chỉ 23% ở khu kinh tế phía Nam. Trina Solar được ghi nhận là nhà đầu tư lớn nhất với dự án trị giá 275 triệu USD tại khu công nghiệp Yên Bình, Thái Nguyên.

Nhà sản xuất mô-đun năng lượng mặt trời Thornava Solar của Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu sản xuất tại nhà máy 1 gigawatt ở khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh.

Tập đoàn AD Green đã khánh thành nhà máy với công suất 3 gigawatt trị giá 45 triệu USD, sản xuất các tấm pin mặt trời cho thị trường trong và ngoài nước. Cơ sở sản xuất của AD Green có diện tích gần 8 ha đặt tại cụm công nghiệp An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình.

Trong khi các khu công nghiệp phía Bắc đón nhiều khách hàng thuộc ngành công nghệ điện tử, tự động hóa hay thiết bị năng lượng mặt trời đến tìm thuê đất thì phía Nam lại nhận loạt khách thuê thuộc lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp hơn như sản xuất từ lốp xe, trang sức, đồ uống đến dệt may.

Đơn cử, Tập đoàn Pandora đầu tư nhà máy sản xuất đồ trang sức với tổng vốn đầu tư 163 triệu USD tại khu công nghiệp VSIP III, thị xã Tân Uyên, Bình Dương. Đây là dự án đầu tiên tại Việt Nam của hãng trang sức lớn nhất thế giới tính theo sản lượng bán ra. Theo đại diện Pandora, nhà máy dự kiến được khởi công vào quý I/2024 và đi vào hoạt động năm 2026.

Bình Phước cũng đón nhà đầu tư lớn nhất từ trước đến nay là Shandong Haohua Tire đăng ký vốn nửa tỷ USD. Nhà sản xuất lốp xe ô tô đến từ Trung Quốc thuê 43ha đất ở khu công nghiệp Minh Hưng - Sikico.

Hay như Suntory Pepsico Việt Nam thuê 20ha đất ở khu công nghiệp Hựu Thạnh IDICO để triển khai dự án đầu tư 185 triệu USD ở Long An.

Lý giải sự khác nhau trong việc thu hút các ngành nghề giữa phía Bắc và phía Nam, ông Thomas Rooney, quản lý cấp cao, dịch vụ tư vấn công nghiệp Savills Hà Nội cho rằng các khu kinh tế ở phía Bắc sở hữu vị trí chiến lược, tiếp cận tốt tới các thị trường trong nước và quốc tế.

Trong 5 năm qua, hạ tầng tại khu vực phía Bắc có những bước cải thiện rõ rệt với hàng loạt dự án cao tốc nối liền ba cảng chính cảng Hải Phòng, cảng nước sâu Lạch Huyện, cảng Cái Lân.

Ngoài ra, các khu công nghiệp ở phía Bắc sở hữu quỹ đất lớn, đáp ứng nhu cầu về diện tích của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử và sản phẩm năng lượng mặt trời.

Giá cho thuê tăng

Nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất liên tục tìm đến Việt Nam giúp thị trường bất động sản công nghiệp ổn định, giá cho thuê tăng.

Đến hết năm 2022, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư cả nước có 397 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất là 122.900ha. Trong đó, 292 khu đang hoạt động với tổng diện tích hơn 87.100ha, 106 khu khác đang được xây dựng với tổng diện tích 35.700ha.

Tỷ lệ lấp đầy trung bình các khu công nghiệp trên toàn quốc trên 80%, theo báo cáo của Savills. Trong đó, các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt tỷ lệ lấp đầy 83% và các tỉnh trọng điểm phía Nam đạt 91%.

Dù nguồn cung không ngừng được bổ sung nhưng giá cho thuê bất động sản công nghiệp vẫn tăng. Ở phía Bắc, giá thuê tăng 30%, đạt trung bình 138 USD/m2 cho mỗi chu kỳ thuê, từ mức 102 USD vào năm ngoái. Ông John Campbell, Phó giám đốc, Trưởng Bộ phận Dịch vụ công nghiệp, Savills Việt Nam đánh giá đây là mức tăng cao.

Ở các tỉnh thành công nghiệp phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, TP HCM giá thuê tăng 15% lên 174 USD/m2/chu kỳ thuê.

Nguồn cung ở các địa phương này hạn hẹp, Bình Dương, Đồng Nai, TP. HCM có tỷ lệ lấp đầy rất cao, lần lượt là 99%, 96% và 95%.

Hiện tại, chỉ còn Long An và Bà Rịa Vũng Tàu là những địa phương còn nhiều mặt bằng trống để cho thuê (tỷ lệ lấp đầy lần lượt 85% và 78%).

Phía Savills cũng ghi nhận ngày càng nhiều yêu cầu và số lượt khảo sát địa điểm từ các doanh nghiệp sản xuất, hậu cần và thương mại điện tử đa quốc gia, phản ánh nhu cầu tăng trưởng đối với các sản phẩm công nghiệp.

Theo ông John Campbell, sức hút của Việt Nam duy trì nhờ lực lượng lao động trẻ và chi phí cạnh tranh, nền kinh tế định hướng xuất khẩu, môi trường kinh doanh ổn định, vị trí địa lý, và sự tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do.

Bất động sản công nghiệp hút dòng vốn mới

Bất động sản công nghiệp hút dòng vốn mới

Bất động sản -  1 năm
Ngoài các nhà đầu tư truyền thống từ Đông Bắc Á, đang xuất hiện dòng vốn mới từ châu Âu, châu Mỹ đổ vào bất động sản công nghiệp Việt Nam.
Bất động sản công nghiệp hút dòng vốn mới

Bất động sản công nghiệp hút dòng vốn mới

Bất động sản -  1 năm
Ngoài các nhà đầu tư truyền thống từ Đông Bắc Á, đang xuất hiện dòng vốn mới từ châu Âu, châu Mỹ đổ vào bất động sản công nghiệp Việt Nam.
TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới

TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới

Bất động sản -  2 ngày

Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bất động sản -  2 ngày

Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Bất động sản -  2 ngày

Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.

Bất động sản Hạ Long giữ nhịp tăng giá dù thị trường biến động

Bất động sản Hạ Long giữ nhịp tăng giá dù thị trường biến động

Bất động sản -  4 ngày

Thủ phủ du lịch miền Bắc tiếp tục khẳng định vị thế khi thị trường bất động sản tại đây duy trì được nhịp tăng giá ổn định qua các năm. Các dấu hiệu của thị trường cũng dự báo chu kỳ tăng giá mới sắp được “kích hoạt”.

Con đường trắc trở đến 'thành phố dưỡng lành' La Pura

Con đường trắc trở đến 'thành phố dưỡng lành' La Pura

Bất động sản -  5 ngày

Ẩn sau cái tên mỹ miều La Pura – “thành phố dưỡng lành” là một dự án cũ từng gây xôn xao với tên gọi Astral City. Sau thời gian dài im ắng, dự án trở lại với diện mạo mới và chiến lược truyền thông bài bản. Nhưng đổi tên liệu có đủ để làm mới niềm tin của người mua nhà?

VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính

VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính

Tài chính -  2 giờ

Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.

VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%

VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%

Doanh nghiệp -  3 giờ

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Tiêu điểm -  4 giờ

Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.

Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.

Giá vàng chiều 28/4 rớt thủng ngưỡng 120 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều 28/4 rớt thủng ngưỡng 120 triệu đồng/lượng

Vàng -  6 giờ

Giá vàng chiều 28/4 đã giảm thêm 1 triệu đồng/lượng so với buổi sáng xuống dưới ngưỡng 120 triệu đồng/lượng ở giá bán ra đối với vàng miếng SJC.

KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới

KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới

Doanh nghiệp -  6 giờ

KSB đang thực hiện nhiều giải pháp từ tăng vốn điều lệ, sáp nhập công ty con, đến bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm tạo “bệ phóng” trong giai đoạn mới.

Thời vận mới của Phú Quốc

Thời vận mới của Phú Quốc

Tiêu điểm -  7 giờ

Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".