Bất động sản
Bất động sản công nghiệp đắt khách
Phân khúc bất động sản công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định với giá thuê tăng từ 15% đến 30% tuỳ vùng, địa phương.

Trái ngược với sự ảm đạm của thị trường bất động sản, phân khúc bất động sản công nghiệp vẫn tăng trưởng ổn định, với sự tham gia của hàng loạt ông lớn có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong gần gần 20,2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trong chín tháng đầu năm, lĩnh vực chế biến, chế tạo dẫn đầu, đạt hơn 14 tỷ USD và tăng 15% so với cùng kỳ.
Nửa năm 2023, ở phía Bắc lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như điện tử, máy vi tính, ô tô, máy móc và thiết bị và sản xuất liên quan đến năng lượng mặt trời thu hút được 3,4 tỷ USD, chiếm 63% dự án có vốn FDI trong tổng số 238 dự án đăng ký mới.
Cụ thể, thiết bị điện chiếm tổng vốn đầu tư đăng ký mới lớn nhất với 21%, trị giá 1,14 tỷ USD. Tiếp đó là máy tính, điện tử và sản phẩm điện với tổng vốn đầu tư chiếm 20% và các sản phẩm cao su, nhựa chiếm 15%.
Khách thuê là các tập đoàn quy mô lớn như Samsung, LG Electronics, Foxconn, Canon, Hyundai, Honda.
Đặc biệt, những nhà sản xuất năng lượng mặt trời được ghi nhận xu hướng dịch chuyển về phía Bắc. Ba trong số năm dự án sản xuất hàng đầu ở khu kinh tế phía Bắc vào năm 2022 thuộc lĩnh vực liên quan tới năng lượng mặt trời.
Trong số 30 nhà sản xuất sản phẩm năng lượng mặt trời trên cả nước, 77% ghi nhận tại khu kinh tế phía Bắc và chỉ 23% ở khu kinh tế phía Nam. Trina Solar được ghi nhận là nhà đầu tư lớn nhất với dự án trị giá 275 triệu USD tại khu công nghiệp Yên Bình, Thái Nguyên.
Nhà sản xuất mô-đun năng lượng mặt trời Thornava Solar của Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu sản xuất tại nhà máy 1 gigawatt ở khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh.
Tập đoàn AD Green đã khánh thành nhà máy với công suất 3 gigawatt trị giá 45 triệu USD, sản xuất các tấm pin mặt trời cho thị trường trong và ngoài nước. Cơ sở sản xuất của AD Green có diện tích gần 8 ha đặt tại cụm công nghiệp An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình.
Trong khi các khu công nghiệp phía Bắc đón nhiều khách hàng thuộc ngành công nghệ điện tử, tự động hóa hay thiết bị năng lượng mặt trời đến tìm thuê đất thì phía Nam lại nhận loạt khách thuê thuộc lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp hơn như sản xuất từ lốp xe, trang sức, đồ uống đến dệt may.
Đơn cử, Tập đoàn Pandora đầu tư nhà máy sản xuất đồ trang sức với tổng vốn đầu tư 163 triệu USD tại khu công nghiệp VSIP III, thị xã Tân Uyên, Bình Dương. Đây là dự án đầu tiên tại Việt Nam của hãng trang sức lớn nhất thế giới tính theo sản lượng bán ra. Theo đại diện Pandora, nhà máy dự kiến được khởi công vào quý I/2024 và đi vào hoạt động năm 2026.
Bình Phước cũng đón nhà đầu tư lớn nhất từ trước đến nay là Shandong Haohua Tire đăng ký vốn nửa tỷ USD. Nhà sản xuất lốp xe ô tô đến từ Trung Quốc thuê 43ha đất ở khu công nghiệp Minh Hưng - Sikico.
Hay như Suntory Pepsico Việt Nam thuê 20ha đất ở khu công nghiệp Hựu Thạnh IDICO để triển khai dự án đầu tư 185 triệu USD ở Long An.
Lý giải sự khác nhau trong việc thu hút các ngành nghề giữa phía Bắc và phía Nam, ông Thomas Rooney, quản lý cấp cao, dịch vụ tư vấn công nghiệp Savills Hà Nội cho rằng các khu kinh tế ở phía Bắc sở hữu vị trí chiến lược, tiếp cận tốt tới các thị trường trong nước và quốc tế.
Trong 5 năm qua, hạ tầng tại khu vực phía Bắc có những bước cải thiện rõ rệt với hàng loạt dự án cao tốc nối liền ba cảng chính cảng Hải Phòng, cảng nước sâu Lạch Huyện, cảng Cái Lân.
Ngoài ra, các khu công nghiệp ở phía Bắc sở hữu quỹ đất lớn, đáp ứng nhu cầu về diện tích của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử và sản phẩm năng lượng mặt trời.
Giá cho thuê tăng
Nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất liên tục tìm đến Việt Nam giúp thị trường bất động sản công nghiệp ổn định, giá cho thuê tăng.
Đến hết năm 2022, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư cả nước có 397 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất là 122.900ha. Trong đó, 292 khu đang hoạt động với tổng diện tích hơn 87.100ha, 106 khu khác đang được xây dựng với tổng diện tích 35.700ha.
Tỷ lệ lấp đầy trung bình các khu công nghiệp trên toàn quốc trên 80%, theo báo cáo của Savills. Trong đó, các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt tỷ lệ lấp đầy 83% và các tỉnh trọng điểm phía Nam đạt 91%.
Dù nguồn cung không ngừng được bổ sung nhưng giá cho thuê bất động sản công nghiệp vẫn tăng. Ở phía Bắc, giá thuê tăng 30%, đạt trung bình 138 USD/m2 cho mỗi chu kỳ thuê, từ mức 102 USD vào năm ngoái. Ông John Campbell, Phó giám đốc, Trưởng Bộ phận Dịch vụ công nghiệp, Savills Việt Nam đánh giá đây là mức tăng cao.
Ở các tỉnh thành công nghiệp phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, TP HCM giá thuê tăng 15% lên 174 USD/m2/chu kỳ thuê.
Nguồn cung ở các địa phương này hạn hẹp, Bình Dương, Đồng Nai, TP. HCM có tỷ lệ lấp đầy rất cao, lần lượt là 99%, 96% và 95%.
Hiện tại, chỉ còn Long An và Bà Rịa Vũng Tàu là những địa phương còn nhiều mặt bằng trống để cho thuê (tỷ lệ lấp đầy lần lượt 85% và 78%).
Phía Savills cũng ghi nhận ngày càng nhiều yêu cầu và số lượt khảo sát địa điểm từ các doanh nghiệp sản xuất, hậu cần và thương mại điện tử đa quốc gia, phản ánh nhu cầu tăng trưởng đối với các sản phẩm công nghiệp.
Theo ông John Campbell, sức hút của Việt Nam duy trì nhờ lực lượng lao động trẻ và chi phí cạnh tranh, nền kinh tế định hướng xuất khẩu, môi trường kinh doanh ổn định, vị trí địa lý, và sự tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do.
Bất động sản công nghiệp hút dòng vốn mới
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Vingroup tài trợ 1.000 tỷ đồng cho 'đề án cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia'
Tập đoàn Vingroup công bố tài trợ 1.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ triển khai đề án cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia, giai đoạn 2025 – 2030; đồng thời ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) triển khai thí điểm tại Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa và Kiên Giang.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Cách lãnh đạo tích hợp bền vững vào toàn hệ thống
Việc tích hợp yếu tố khí hậu vào chiến lược kinh doanh ở mọi giai đoạn giúp lãnh đạo doanh nghiệp nâng cao khả năng thích ứng và phát triển bền vững cho tổ chức.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.