Doanh nghiệp
TNH hút vốn ngoại
Vốn ngoại được kỳ vọng sẽ giúp CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH đạt được kế hoạch mở rộng “tham vọng” của mình.
Công ty CP Tập đoàn bệnh viện TNH vừa được Ủy ban Chứng khoán nhà nước chấp thuận thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) tại Công ty từ 49% lên 70%.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ năm 2024 trước đó, ban lãnh đạo công ty cho biết, việc nới room ngoại sẽ mang đến cơ hội để cổ phiếu TNH tăng tính thanh khoản, giúp công ty tăng cường huy động vốn, nhất là vốn ngoại.
Theo số liệu cập nhật, TNH đang có bốn nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông lớn với tổng tỷ lệ sở hữu 32% vốn điều lệ. Trong đó, cổ đông nước ngoài lớn nhất là Công ty KWE Beteiligungen AG nắm giữ 10,51%; Quỹ đầu tư Access S.A., SICAV-SIF -Asia Top Picks nắm giữ 6,92%; Blooming Earth Pte. Ltd. (Singapore) nắm giữ 5,2%.
Tính từ đầu năm, giá cổ phiếu TNH đã ghi nhận mức “nhảy vọt” từ 18.600 đồng hồi đầu năm lên gần 30.000 đồng trong tháng 7, trước khi điều chỉnh về quanh mức 24.000 đồng trong các phiên gần đây.
Nửa đầu năm, TNH ghi nhận doanh thu thuần 222 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 54 tỷ đồng, tương ứng 41% và 35% kế hoạch năm.
Trong năm nay, TNH dự định bổ sung ngành nghề kinh doanh là hoạt động y tế dự phòng gồm các dịch vụ như tiêm chủng, tiêm vaccine.
Ông Lê Xuân Tân, Tổng giám đốc TNH nhận định, nhu cầu tiêm vaccine ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay ngày càng tăng sau đại dịch Covid-19.
“Nhu cầu tiêm chủng tại bệnh viện rất lớn, trước mắt là tại Việt Yên (Bắc Giang) – khu vực đông người lao động làm việc tại các khu công nghiệp. Chúng tôi không ngại cạnh tranh, vì lập thêm bộ phận tiêm chủng trong bệnh viện không khó khăn như mở một trung tâm tiêm chủng riêng biệt”, ông Tân cho biết.
Về dài hạn, theo ông Hoàng Tuyên, Chủ
tịch HĐQT CTCP TNH, đến năm 2030, công ty dự định có chuỗi 10 bệnh viện, cả đa khoa và chuyên khoa. Trong đó, chuyên khoa có ung bướu, phụ sản, mắt, đột quỵ.
Hiện TNH có hai cơ sở khám chữa bệnh đã đi vào hoạt động gồm Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên, Bệnh viện Đa khoa Yên Bình (Thái Nguyên), còn Bệnh viện TNH Việt Yên (Bắc Giang) đang chờ Bộ Y tế cấp phép.
TNH cũng đang triển khai đầu tư dự án bệnh viện tại Lạng Sơn với quy mô 10 tầng, gồm 300 giường bệnh, được thiết kế theo mô hình bệnh viện đa khoa.
Ngoài ra, trong năm ngoái, bệnh viện này đã góp vốn thành lập pháp nhân liên kết là CTCP Bệnh viện TNH Hà Nội để thực hiện đầu tư dự án tại Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) Hà Nội, quy mô khoảng 500 giường bệnh.
Hiện công ty cũng đang triển khai đầu tư thực hiện dự án Bệnh viện đa khoa chuyên sâu về ung bướu tại TP.Đà Nẵng theo phương thức PPP (đối tác công tư).
Mảng y tế hút vốn ngoại
Bệnh viện, chăm sóc y tế là lĩnh vực hấp dẫn khối ngoại hàng đầu tại Việt Nam. Thời gian qua, hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào Việt Nam. Tiêu biểu như SK Investment (Hàn Quốc) đang sở hữu 64,8% vốn của Imexpharm (IMP). Hay ASKA Pharmaceutical (Nhật Bản) đầu tư vào 35% vốn của Dược Hà Tây (DHT). Quỹ VOF của VinaCapital hiện cũng nắm cổ phần chi phối tại Tâm Trí Medical.
Trong năm 2023, thị trường ghi nhận hai thương vụ M&A lớn trong lĩnh vực này gồm: Thomson Medical mua Bệnh viện FV với giá 381 triệu USD và Raffles Medical đầu tư vào Bệnh viện quốc tế Mỹ - AIH.
Từ tuổi thơ đánh giày đến ông chủ 'bệnh viện' đồ da
Bệnh viện an dưỡng siêu sang chuẩn 5 sao đầu tiên tại Việt Nam
Vinhomes vừa hé lộ thông tin về Vinmec Medical Resort - bệnh viện quốc tế đẳng cấp 5 sao sắp ra mắt tại Vinhomes Ocean Park 2, với hàng loạt tiện ích, dịch vụ chăm sóc sức khỏe siêu sang lần đầu xuất hiện tại Việt Nam.
Tập đoàn Tiến Phước bán bệnh viện AIH trị giá 45,6 triệu USD
Tập đoàn y tế Raffles Medical sẽ mua phần lớn cổ phần của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mỹ Mỹ, chủ đầu tư của AIH và tham gia vào các hoạt động quản trị, quản lý vận hành bệnh viện này.
Bước đi mới của Bệnh viện FV sau đổi chủ
Bệnh viện FV mới đây đã bắt tay tập đoàn Singapore thành lập trung tâm mới, gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam sau khi về tay Thomson Medical.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.