Tiêu điểm
Bình Định dồn lực cho các dự án điện gió ngoài khơi
UBND tỉnh Bình Định vừa đề nghị Bộ Công thương xem xét đưa các dự án điện gió ngoài khơi và trên bờ, gần bờ đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh vào trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII trước năm 2030.

Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 công suất điện gió ngoài khơi phân bổ cho vùng Nam Trung bộ (từ Bình Định đến Bình Thuận) và Nam bộ (từ Bà Rịa - Vũng Tàu trở vào phía Nam) là 3.000MW, lũy kế đến năm 2050 là 65.500MW. Công suất điện gió trên bờ và gần bờ khu vực miền Trung đến năm 2025 là 3.100MW, lũy kế đến năm 2030 là 6.000MW và đến năm 2050 là 15.500MW.
UBND tỉnh Bình Định cho biết, với bờ biển dài 134km rất thuận lợi để phát triển điện gió, trong thời gian qua đã có nhiều nhà đầu tư lớn, có kinh nghiệm đăng ký nghiên cứu, khảo sát để đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi, trên bờ và gần bờ.
Do đó, UBND tỉnh Bình Định vừa đề nghị Bộ Công thương xem xét đưa các dự án điện gió ngoài khơi và điện gió trên bờ, gần bờ đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII trước năm 2030.
Đặc biệt, tỉnh đề nghị bộ quan tâm đưa dự án nhà máy điện gió ngoài khơi Bình Định do Tập đoàn PNE đăng ký nghiên cứu, khảo sát đầu tư với tổng quy mô công suất 2.000MW và các công trình đường dây và trạm biến áp phục vụ đấu nối của nhà máy vào kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Bên cạnh dự án do PNE đề xuất, còn có nhiều dự án dự án điện gió trên biển quy mô lớn (gần và xa bờ) đang nghiên cứu đầu tư tại Bình Định gồm: Bình Định 1,2,3 (tổng công suất đặt 2.600MW), dự án tại xã Nhơn Lý (1.000MW), Mỹ An (1.000MW), Bình Định (2.000MW).
Công ty CP Đầu tư năng lượng Phát Đạt khảo sát tiềm năng điện gió ngoài khơi tại khu vực TP. Quy Nhơn từ cuối năm 2020 đến nay. Mới đây là các trường hợp đề xuất phát triển điện gió ngoài khơi của Công ty CP Tập đoàn Hưng Thịnh và Công ty TNHH Marubeni Asian Power Việt Nam; Công ty CP Tập đoàn PC1 (tại xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn)…
Như TheLEADER thông tin, tương lai dự án điện gió ngoài khơi 2.000MW với tổng mức đầu tư 4,8 tỷ USD do Tập đoàn PNE (Cộng hòa Liên bang Đức) nghiên cứu theo đuổi 3 năm nay vẫn khá gập ghềnh. Theo UBND tỉnh Bình Định, lộ trình phát triển dự án gồm hai giai đoạn: Nghiên cứu, khảo sát và triển khai đầu tư dự án (sau khi có trong quy hoạch điện VIII được phê duyệt) và trường hợp nhà đầu tư được chọn theo quy định.
Tuy nhiên, mốc thời gian xác định từng giai đoạn vẫn bỏ ngỏ vì nhiều công việc chưa hoàn thành suốt thời gian qua. Cụ thể, ở giai đoạn khảo sát nghiên cứu, sau khi kết thúc 12 tháng đo gió (từ tháng 5/2022), Tập đoàn PNE đã đề xuất kéo dài thời gian đo gió thêm 15 tháng (từ tháng 4/2023 tới tháng 7/2024); việc này vẫn đang chờ chấp thuận từ tỉnh Bình Định.
Bên cạnh đó, dự án còn hàng loạt bài toán nan giải khác như: Giải quyết việc chồng lấn khu vực khảo sát với tuyến vận tải ven biển (chờ đợi hướng dẫn, trả lời từ Bộ Giao thông vận tải); xin cấp phép đo đạc, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển (văn bản cấp phép của Bộ Tài nguyên và môi trường); khảo sát địa hình, địa chất (chỉ thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận khảo sát biển).
Tiếp theo, để đáp ứng điều kiện cần về hành lang pháp lý, cũng như mang tính thuyết phục để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, dự án cần phải nằm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII và nhà đầu tư được chọn theo quy định pháp luật. Đáng chú ý, nhà đầu tư vẫn phải giải nút thắt "giao khu vực biển để thực hiện dự án" (Bộ Tài nguyên và môi trường quyết định bằng văn bản).
Bài toán khó cho các nhà đầu tư điện gió ngoài khơi
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Thương chiến Mỹ - Trung bẻ lái kinh tế thế giới và lựa chọn của Việt Nam
Thương chiến Mỹ - Trung không chỉ là cuộc đọ sức giữa hai siêu cường mà là dấu mốc cho sự định hình lại của trật tự kinh tế toàn cầu.
Khó mơ 'thủ phủ' trung tâm dữ liệu nếu Việt Nam vẫn thiếu điện và hạ tầng
Việt Nam sẽ giải quyết bài toán phát triển trung tâm dữ liệu ra sao, khi các quốc gia đi trước đều gặp thách thức về năng lượng, cũng như tiêu chuẩn xanh hóa?
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.