Doanh nghiệp
Khó mơ 'thủ phủ' trung tâm dữ liệu nếu Việt Nam vẫn thiếu điện và hạ tầng
Việt Nam sẽ giải quyết bài toán phát triển trung tâm dữ liệu ra sao, khi các quốc gia đi trước đều gặp thách thức về năng lượng, cũng như tiêu chuẩn xanh hóa?
Việt Nam có trung tâm dữ liệu quy mô siêu lớn
Giữa lòng khu công nghiệp Tân Phú Trung, TP. HCM, Viettel đã khởi công một công trình mang tính biểu tượng cho khát vọng vươn tầm của hạ tầng số Việt Nam, đó là trung tâm dữ liệu và nghiên cứu phát triển công nghệ cao Viettel.
Với tổng diện tích gần 4ha và công suất thiết kế lên tới 140 MW điện, tương đương khoảng 10.000 tủ rack, đây không chỉ là trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam mà còn vươn tầm top 10 trong khu vực Đông Nam Á.
Khi được hoàn thành, công trình này sẽ đánh dấu bước tiến vượt bậc của hạ tầng dữ liệu quốc gia, đưa Việt Nam lên bản đồ các quốc gia có trung tâm dữ liệu quy mô siêu lớn, sánh ngang với các cường quốc công nghệ trên thế giới.
Điểm đặc biệt của trung tâm dữ liệu Tân Phú Trung nằm ở việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe Uptime Tier III, đảm bảo tính ổn định và khả năng vận hành liên tục ở mức cao nhất.
Mật độ công suất trung bình 10kW/tủ rack, gấp 2,5 lần mức trung bình tại Việt Nam, cùng khả năng đáp ứng công suất rack lên tới 60 kW, cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Viettel cho kỷ nguyên AI và các ứng dụng đòi hỏi hiệu năng tính toán siêu cao.
Để đạt được điều này, Viettel đã trang bị cho trung tâm dữ liệu Tân Phú Trung những công nghệ làm mát tiên tiến nhất, cùng hệ thống quản lý thông minh dựa trên AI "made by Viettel", hướng tới mục tiêu đạt chỉ số hiệu quả sử dụng năng lượng (PUE) dưới 1.4.
"Trung tâm dữ liệu quy mô siêu lớn tại Tân Phú Trung không phải là công trình đơn lẻ. Đây là mảnh ghép có tầm quan trọng trong bức tranh tổng thể về hạ tầng số mà Viettel đang tạo dựng", Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch Viettel khẳng định.
Ông nhấn mạnh rằng, đây là một phần trong hệ sinh thái hạ tầng số toàn diện của Viettel, bao gồm 15 trung tâm dữ liệu hiện hữu trên cả nước, cùng kế hoạch phủ sóng 20.000 trạm 5G vào cuối năm 2025.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cũng đặt kỳ vọng lớn vào dự án này, nhấn mạnh vai trò then chốt của hạ tầng số và hệ sinh thái dữ liệu đối với tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững của thành phố.
Ông tin rằng trung tâm dữ liệu quy mô siêu lớn tại Củ Chi sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho TP.HCM trong việc phát triển đô thị thông minh, chính quyền số và thúc đẩy ứng dụng các công nghệ tiên tiến như AI, 5G, điện toán đám mây, IoT, Blockchain...

Việt Nam trên "đường đua" mới
Sự kiện Viettel khởi công trung tâm dữ liệu siêu lớn diễn ra trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến một cuộc chạy đua khốc liệt trong việc phát triển hạ tầng dữ liệu, đặc biệt được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI).
Tại châu Á, làn sóng đầu tư vào các trung tâm dữ liệu đang diễn ra mạnh mẽ, với hàng loạt các khoản vay kỷ lục và các thương vụ tiềm năng được ký kết, cho thấy sức hút khó cưỡng của lĩnh vực này đối với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, theo ghi nhận gần đây, một số "gã khổng lồ" công nghệ Mỹ như Amazon và Microsoft đang có dấu hiệu tạm dừng, hoặc hủy bỏ một số dự án mới do lo ngại về cung vượt quá cầu, mở ra cơ hội lớn hơn cho các thị trường mới nổi như Việt Nam.
Theo báo cáo từ Cushman & Wakefield, nhu cầu trung tâm dữ liệu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán sẽ tăng trưởng khoảng 32% mỗi năm cho đến năm 2028, vượt xa mức tăng dự kiến tại Mỹ.
Châu Á đang nổi lên như một "điểm nóng" toàn cầu về hạ tầng dữ liệu và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này. Báo cáo của Research and Markets định giá thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam đạt 654 triệu USD vào năm ngoái và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 17,93% để đạt quy mô 1,75 tỷ USD vào năm 2030.
Ông Lê Bá Tân, CEO Viettel IDC nhận định rằng, với mức tăng trưởng lớn, đang xuất hiện xu hướng triển khai các trung tâm dữ liệu tại các thị trường mới có lợi thế về tài nguyên, và Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế như chi phí xây dựng và vận hành thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực.
Theo Cushman & Wakefield, chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cùng với vị trí đắc địa, tạo tiềm năng lớn để trở thành một thị trường dữ liệu quan trọng trong khu vực.
Việt Nam hiện có 51 MW công suất trung tâm dữ liệu đang hoạt động, 11 MW đang xây dựng và dự kiến có thêm 28 MW trong tương lai, theo Cushman & Wakefield.
Mặc dù con số này còn cách xa mục tiêu 870 MW vào năm 2030 mà Bộ Khoa học và công nghệ đề ra, nhưng sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp viễn thông hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT và CMC cho thấy sự quyết tâm và nội lực của thị trường.
Theo ông Vũ Thế Bình, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam, việc các trung tâm dữ liệu quy mô lớn được đưa vào hoạt động sẽ thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số của Việt Nam và đón đầu nhu cầu từ các nhà cung cấp dịch vụ nội dung toàn cầu.
CEO Viettel IDC cũng chỉ ra rằng, với việc thị trường trung tâm dữ liệu toàn cầu dự báo đạt khoảng 345 tỷ USD vào năm 2025 và tiếp tục tăng trưởng ổn định, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành "thủ phủ" trung tâm dữ liệu của khu vực.

Bài toán năng lượng và hạ tầng
Mặc dù tiềm năng phát triển của thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam là vô cùng lớn, đặc biệt trong bối cảnh bùng nổ nhu cầu từ AI, nhưng con đường phía trước vẫn còn không ít thách thức.
Một trong những vấn đề nan giải nhất chính là nhu cầu năng lượng khổng lồ của các trung tâm dữ liệu, nhất là các trung tâm dữ liệu được tối ưu hóa cho AI. Theo dự báo, đến năm 2030, khoảng 70% tổng công suất của các trung tâm dữ liệu trên toàn cầu sẽ được dành riêng cho các ứng dụng AI tiên tiến, với mức tiêu thụ năng lượng tăng vọt.
Theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới tiêu thụ khoảng 340 TWh điện, cao hơn tổng mức tiêu thụ điện của cả Việt Nam.
Tập đoàn dữ liệu IDC dự báo con số này sẽ còn tăng gấp đôi vào năm 2028. CEO Viettel IDC, ông Lê Bá Tân, chỉ ra rằng một máy chủ AI hiện nay có thể tiêu thụ điện năng gấp nhiều lần so với máy chủ truyền thống, và các kiến trúc trung tâm dữ liệu hiện tại cần phải thay đổi hoàn toàn để đáp ứng yêu cầu về điện năng và làm mát cho máy chủ AI. Điều này đòi hỏi giải pháp làm mát và năng lượng mới.
Thách thức lớn đặt ra với với Việt Nam là đảm bảo nguồn cung điện ổn định để duy trì hoạt động của các trung tâm dữ liệu, nhất là khi tình trạng mất điện vẫn còn xảy ra, và việc bổ sung công suất điện cần nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, hạ tầng kết nối quốc tế của Việt Nam vẫn còn hạn chế so với các nước trong khu vực, gây ảnh hưởng đến độ trễ kết nối. Ông Tân cũng chỉ ra rằng Việt Nam chưa có sự tham gia đông đảo của cộng đồng công nghệ đầu tư các trung tâm dữ liệu lớn như một số quốc gia khác trong khu vực. Chi phí đầu tư vào máy chủ AI cũng rất lớn, trong khi vòng đời lại ngắn, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, CEO Viettel IDC vẫn nhìn nhận AI là yếu tố sẽ thay đổi cuộc chơi thị trường trung tâm dữ liệu. Xu hướng "xanh hóa" trung tâm dữ liệu sẽ trở thành tiêu chuẩn mới, và Viettel IDC định hướng phát triển theo chiến lược trung hòa carbon vào năm 2050.
Đây không chỉ là cam kết với môi trường, mà còn là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong bối cảnh các doanh nghiệp quốc tế ngày càng chú trọng đến các tiêu chí ESG.
Mặc dù còn nhiều thách thức, với sự đầu tư mạnh mẽ, tầm nhìn chiến lược và nỗ lực không ngừng, Việt Nam đang có cơ hội lớn để không chỉ là người tham gia mà còn trở thành một "siêu trung tâm dữ liệu" chiến lược của khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong kỷ nguyên AI đầy tiềm năng này.
Cách Viettel Post vươn mình từ người vận chuyển thành ông lớn logistics số
Gặp Thủ tướng, chủ tịch Viettel, PVN, TKV, Becamex kiến nghị gì?
Đối mặt nhiều thách thức, các doanh nghiệp nhà nước kiến nghị Chính phủ tháo gỡ vướng mắc về thể chế, vốn, hạ tầng và chuyển đổi số.
Chủ tịch Viettel: Nghị quyết 57 tháo gỡ điểm nghẽn của điểm nghẽn
Chủ tịch Viettel đánh giá cao cơ chế thí điểm công nghệ mới, cơ chế đặc biệt trong nghiên cứu, mua các bí mật công nghệ của nước ngoài có trong Nghị quyết 57.
Cách Viettel Post vươn mình từ người vận chuyển thành ông lớn logistics số
Viettel Post từ một doanh nghiệp chuyển phát truyền thống đang ấp ủ nhiều chiến lược để trở thành một hệ sinh thái logistics thông minh hàng đầu.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.
Tập đoàn TH rót hơn 6.000 tỷ đồng xây nhà máy thực phẩm ở Bình Dương
Tổng công suất của dự án hơn 852.000 tấn/năm, so với giấy đăng ký đầu tư lần đầu, dự án có thêm hai giai đoạn và vốn đầu tư tăng gấp ba lên hơn 6.000 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.
Vinhomes lãi lớn quý I nhờ đâu?
Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng.
Khó mơ 'thủ phủ' trung tâm dữ liệu nếu Việt Nam vẫn thiếu điện và hạ tầng
Việt Nam sẽ giải quyết bài toán phát triển trung tâm dữ liệu ra sao, khi các quốc gia đi trước đều gặp thách thức về năng lượng, cũng như tiêu chuẩn xanh hóa?
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.
Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.