Tiêu điểm
Bình minh đầy bất định của nước Anh sau Brexit
Nước Anh đã chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu nhưng hình hài của xứ sở này vẫn ẩn hiện trong lớp sương mù, chờ đợi câu trả lời từ giới cầm quyền.

Tối ngày 31/1/2020 theo giờ địa phương, nước Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sau gần nửa thập kỷ gắn kết và hiện thực hóa cuộc tranh cãi khiến xứ sở sương mù rối loạn trong suốt gần ba năm rưỡi qua.
“Dù vậy, trong không khí nghiêm túc của thời khắc là cảm giác chùng xuống rõ ràng”, tác giả Mark Landler viết trên New York Times.
Nước Anh đã đi tới thời điểm không thể quay đầu và cảm xúc giờ đây không phải là nỗi buồn, cũng chẳng phải phấn khích. Hàng triệu người Anh từng mơ ước hoặc sợ hãi, chào đón hoặc phản đối quá trình Brexit nhưng giờ đây, tất cả gói gọn trong sự chấp nhận và đi tiếp.
Brexit sẽ thay đổi mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và châu Âu, thay đổi vị trí của quốc gia này trên thế giới và là dấu hiệu cho thấy một kỷ nguyên mới trong quan hệ quốc tế.
Trên thực tế, chưa có quá nhiều sự thay đổi diễn ra vào thời điểm này. Dù không còn là công dân EU, công dân Anh vẫn có thể tự do đi lại trong liên minh như trước đây. Các nghị sĩ Anh tại Nghị viện châu Âu dù mất ghế nhưng nước Anh vẫn là một phần của thị trường chung, tuân thủ các quy định của EU trong giai đoạn chuyển tiếp, theo Financial Times.
Đối với việc kinh doanh, hàng hóa sẽ tiếp tục được di chuyển tự do trong thời gian chuyển đổi nhưng nước Anh sẽ không còn được quyết định những vấn đề kỹ thuật quy định với hàng hóa bán tại EU.
Thế nhưng những người kinh doanh chẳng hề biết điều gì sẽ chờ đợi họ sau cuối năm nay khi Anh và EU hiện vẫn chưa đàm phán một thỏa thuận thương mại.
Dù thỏa thuận có thể hiện hữu trong thời gian tới, hàng rào thuế quan, phi thuế quan và khu vực cửa khẩu sẽ được dựng lên, gia tăng áp lực lên doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp điều chỉnh chuỗi cung ứng, di dời hoạt động và phân tích chi phí.
“Nước Anh sẽ rời bỏ cơ chế thị trường chung châu Âu, đồng nghĩa với khả năng có nhiều xung đột hơn trong thương mại giữa Luân Đôn với khu vực vốn đang chiếm khoảng một nửa xuất khẩu”, The Economist viết trong tạp chí ra đầu tháng này.
Với nước Anh, kể từ khi quyết định rời EU nhận được lượng phiếu bầu lớn hơn vào tháng 6/2016, một cú sốc đã ngay lập tức diễn ra và tranh luận kéo dài cho đến tận hiện tại. Nhiều gia đình bất đồng ý kiến, các doanh nghiệp hoang mang và ngay cả chính phủ lúc bấy giờ cũng loay hoay.
Ba năm rưỡi đã trôi qua, nhiều người cầm quyền chủ chốt với quá trình Brexit đã rời bỏ vị trí, để lại khoảng trống đầy nghi hoặc đối với chính phủ. Có lẽ bởi đã kiệt sức và chán nản, các cử tri Anh đã bỏ phiếu giúp đảng Bảo thủ của Thủ tướng Boris Johnson giành được đa số lớn nhất kể từ năm 1987 khi ông hứa hẹn sẽ hoàn thành Brexit.
Brexit đã khiến chiến trường chính trị của Anh thay đổi không hề nhỏ khi nhiều hoạt động kinh tế bị gián đoạn, ảnh hưởng cùng cuộc tranh luận gay gắt về việc nước Anh rời đi như thế nào.
Rất nhiều điều tương lai của nước Anh đang phụ thuộc vào cách xử lý của Boris Johnson. The Economist cho rằng hầu hết sự thay đổi mà chính quyền ông Boris Johnson thực hiện có thể đạt được mà không cần rời khỏi EU và cái giá đắt đỏ cho những kết quả sắp tới là các cú sốc trên toàn hệ thống.
Mark Landler trên New York Times dẫn nhận định của một nhân vật làm việc cho chính phủ với tư cách đại diện đặc biệt cho các nạn nhân khủng bố người Anh cho rằng nước Anh đang đứng trước cơ hội hiếm hoi để cải thiện xã hội mà không bị ràng buộc bởi Brussels. Việc hoàn thành Brexit là minh chứng quan trọng cho những mong muốn dân chủ của người dân nước này.
Ông Johnson cũng tuyên bố sẽ hàn gắn rạn nứt do tranh cãi Brexit để lại và rõ ràng, chính phủ đang bắt đầu các bước đi, tiến tới mục tiêu biến Anh thành khu vực tự do, nhanh nhẹn của nền kinh tế toàn cầu, tập trung vào thương mại tự do và bãi bỏ quy định.
Dù muốn hay không, giấc mơ Brexit đã trở thành hiện thực và đang diễn ra một cách nghiêm túc. Nước Anh giờ đây được nhận định cần tận dụng tối đa cơ hội để điều chỉnh lại nền kinh tế và thiết lập lại các ưu tiên cũng như ứng phó với những tác động tiêu cực trong thời gian tới.
Điệp khúc lùi hạn chót Brexit lại tiếp diễn
Thỏa thuận hậu Brexit bị bác bỏ, Anh sẽ rời EU như thế nào?
Việc thỏa thuận giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) gặp thất bại tại Hạ viện chắc chắn sẽ đẩy nước này vào tình trạng hỗn loạn và rối ren ngay từ bây giờ.
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.