Quốc tế
Thỏa thuận hậu Brexit bị bác bỏ, Anh sẽ rời EU như thế nào?
Việc thỏa thuận giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) gặp thất bại tại Hạ viện chắc chắn sẽ đẩy nước này vào tình trạng hỗn loạn và rối ren ngay từ bây giờ.

Thủ tướng Anh Theresa May mới đây đã gặp thất bại thảm hại tại Quốc hội khi Hạ viện phản đối kế hoạch có một thỏa thuận giữa Anh và EU sau khi nước này rời khỏi khối.
Với 202 phiếu thuận và tới 432 phiếu chống, kế hoạch của vị nữ thủ tướng hậu Brexit gần như không còn cơ hội. AFP nhận định đây là thất bại nặng nề nhất của chính phủ Anh tại Quốc hội trong lịch sử chính trị hiện đại, đẩy bà May đứng trước một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Khi thời gian đang nhích dần tới thời điểm xứ sở sương mù rời khỏi EU vào ngày 29/3 tới, Vương quốc Anh lại rơi vào một cuộc khủng hoảng và tê liệt chính trị sâu sắc nhất trong nửa thế kỷ qua khi phải vật lộn trong cuộc “ly hôn” với khối mà nước này gia nhập năm 1973.
Thất bại của vị nữ thử tướng được Bloomberg xem là thành công lớn đối với Đảng Lao động đối lập, những người có khả năng kêu gọi bầu cử cũng như nhấn mạnh lập trường cứng rắn với Liên minh.
Trong cuộc gặp với các nhà lập pháp sau cuộc bỏ phiếu, bà May cho biết: “Rõ ràng Hạ viện không ủng hộ thỏa thuận này nhưng cuộc bỏ phiếu tối nay cũng không chỉ cho chúng ta thấy họ ủng hộ điều gì”, Reuters dẫn lời.
Trong trường hợp Brexit diễn ra mà không có bất kỳ thỏa thuận thương mại nào giữa nước Anh và EU, nền kinh tế lớn này sẽ đối mặt với nguy cơ đình trệ và nhiều thị trường tài chính khác sẽ chao đảo giữa bối cảnh London đóng vai trò quan trọng.
Trong dòng tweet, Chủ tịch EU Donald Tusk nhấn mạnh: “Nếu một thỏa thuận không thể có và không ai muốn thỏa thuận, ai sẽ là người can đảm chỉ ra giải pháp tích cực nhất là gì?”.
Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng cuộc ly hôn với EU sẽ đẩy nền kinh tế lớn thứ năm thế giới vào ngã ba đường và những lựa chọn của quốc gia này sau Brexit sẽ định hình sự thịnh vượng của thế hệ tương lai.
Theo công ty quản lý tài sản UBS đưa tin bởi Reuters, các tài sản của Vương quốc Anh sẽ tiếp tục dễ bị tổn thương trước sự biến động của chính trị và rõ ràng, rất nhiều người dự đoán điều này sẽ không suy giảm cho đến khi một kết luận cụ thể được đưa ra.
Giữa tháng 9 năm ngoái, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong báo cáo triển vọng kinh tế về Vương quốc Anh đã nhấn mạnh một kịch bản không có mối quan hệ thương mại giữa Anh và EU hậu Brexit sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
"Trong khi tất cả kết quả có khả năng xảy ra với Brexit sẽ tạo ra thêm chi phí đối với nền kinh tế Anh khi quốc gia này rời khỏi thị trường chung, một thỏa thuận với EU hậu Brexit sẽ giảm thiểu tối đa các mức thuế quan và phi thuế quan mới, bảo vệ tốt nhất tăng trưởng và thu nhập của Anh cũng như EU".
Theo IMF, mặc dù các thỏa thuận mới có thể giảm bớt sự mất mát kinh tế mà nước Anh phải chịu đựng bởi Brexit, "các thỏa thuận này dường như không thể mang lại lợi ích đủ để bù đắp những tổn thất từ việc rời khỏi EU".
IMF: Cú đánh tài chính chờ nước Anh hậu Brexit
Sau Brexit và nhập cư, châu Âu lại đối mặt với 'cơn đau đầu' mới
Bất kì sự gặp mặt nào giữa các nhà lãnh đạo thế giới cũng nên được xem là một điều tốt nhưng lần gặp mặt tới giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga lại mang đến những lo lắng cho châu Âu.
Anh cảnh báo EU vì thiếu đồng thuận hậu Brexit
Ngân hàng trung ương Anh đã đưa ra lời cảnh báo đối với Liên minh châu Âu về khả năng gây ra thiệt hại tới 38 tỷ USD đối với ngành tài chính nước này hậu Brexit.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Việt Nam thành mắt xích mới trong chuỗi cung ứng Skoda
Skoda hợp tác với TC Group khánh thành nhà máy sản xuất ô tô tại Quảng Ninh, hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng khu vực và tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư
Tổng giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn cho biết kỷ luật đầu tư và tỷ suất lợi nhuận sẽ là yếu tố quyết định cho giai đoạn phát triển sắp tới của tập đoàn.
Samsung khởi động cuộc thi Samsung Solve for Tomorrow 2025
Ngày 28/3, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Vietnam) đã chính thức phát động cuộc thi "Samsung Solve for Tomorrow 2025".
TPBank khẳng định vị thế tiên phong với hệ sinh thái số toàn diện dành cho doanh nghiệp
Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức.
Công thức mới cho động cơ phát triển của ngành nhôm
Giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, nội địa hoá nguồn cung cùng công nghệ tái chế là chìa khoá thành công cho doanh nghiệp nhôm Việt Nam từ 2025.
Sắp có thêm công cụ hút vốn xanh
Các dự án đầu tư hứa hẹn sẽ được tiếp cận nguồn tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh nếu đáp ứng các tiêu chí môi trường cũng như đạt điều kiện xác nhận tương ứng.
Công nghệ kinh doanh khách sạn đang thay đổi
Tiết kiệm chi phí không chỉ đơn giản là giảm bớt chi tiêu, còn cần tích hợp công nghệ tiên tiến, cải tiến quy trình hoạt động và đáp ứng nhu cầu khách hàng.