Bộ Công Thương hợp tác với Amazon đưa doanh nghiệp Việt vào 'sân chơi lớn'
An Nhiên
Thứ ba, 15/01/2019 - 19:03
Chiều 14/1, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) công bố hợp tác với Amazon Global Selling để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử.
Doanh nghiệp Việt có cơ hội tiếp cận với hơn 300 triệu khách hàng trên Amazon
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, 'Trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều thay đổi, Việt Nam lại có trên 700.000 doanh nghiệp, trong đó có đến 98% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên ngoài các phương thức xúc tiến thương mại truyền thống như giao thương, đi hội chợ nước ngoài thì việc đẩy mạnh thương mại điện tử là vô cùng cần thiết'.
Việc hợp tác này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được với hơn 300 triệu khách hàng, trong đó có hơn 100 triệu khách hàng Prime tại nhiều thị trường khác nhau của Amazon, cũng như hàng triệu đại lý mua hàng sỉ ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Nội dung chính trong biên bản hợp tác lần này là hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam; trong đó ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp cận thị trường thế giới với Amazon.com; phát triển thương hiệu của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam trong môi trường thương mại điện tử của Amazon.com.
Đơn vị này cũng có các chương trình đào tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về thương mại điện tử để xúc tiến thương mại, xuất khẩu hàng hóa và học kỹ năng bán hàng toàn cầu trên Amazon.com.
Ông Bernard Tay, Giám đốc Amazon Global Selling khu vực Đông Nam Á, đánh giá Việt Nam là một quốc gia có nhiều mặt hàng thế mạnh, có thể dễ dàng bán hàng trên nền tảng của doanh nghiệp này.
'Việt Nam có thế mạnh về các mặt hàng như đồ gia dụng, may mặc, giày da, thủ công mỹ nghệ… là những mặt hàng có thể bán rất tốt trên Amazon. Chúng tôi đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng hàng đầu Đông Nam Á để xuất khẩu hàng hóa qua Amazon', ông Tay nói.
Tiềm năng là có, tuy nhiên, rào cản về ngôn ngữ khiến nhiều doanh nghiệp hay những người bán lẻ Việt Nam khó tiếp cận với các sàn thương mại điện tử. Để khắc phục điều đó, tháng 9/2018 phía Amazon Global Selling đã cho mắt trang Tiếng Việt và một Fanpage bằng Tiếng Việt trên Facebook để hỗ trợ các doanh nghiệp, người bán lẻ có thể tạo tài khoản trên Amazon.
Các trang web hay fanpage này còn giúp cho những người có nhu cầu bán hàng trên đây tìm hiểu được xu hướng mua hàng trên toàn cầu.
“Các doanh nghiệp Việt Nam nổi tiếng với năng lực sản xuất hàng đầu, khi kết hợp với nguồn lực từ khắp thế giới của Amazon sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và xây dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế”, ông Tay nhận định.
Dựa trên viện dẫn là bên bán hàng cho Ting Hsin - Công ty Đại Hạnh Phúc có trụ sở tại Việt Nam, chưa có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, Tòa án Thượng thẩm Đài Loan đang định khép tội ông chủ Ting Hsin 15 năm tù.
"Nếu không có sự kiểm soát tốt về dữ liệu, sẽ đến một thời điểm dữ liệu kiểm soát con người thay vì con người có thể kiểm soát dữ liệu", ông Pierre Bonnet - nhà sáng lập Smart-up.org kiêm Giám đốc vận hành Orchestra Networks khẳng định.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.