Bỏ hạn mức tín dụng: Tìm điểm cân bằng để tăng trưởng bền vững

Minh Phương Thứ năm, 10/07/2025 - 12:49
Nghe audio
0:00

Việc chuyển đổi sang cơ chế cấp hạn mức tín dụng linh hoạt hơn, dựa trên nguyên tắc thị trường, được xem là xu hướng tất yếu. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, quá trình điều chỉnh này cần được thực hiện một cách thận trọng, có kiểm soát.

Tín dụng tăng trưởng mạnh từ đầu năm đến nay. Ảnh: Hoàng Anh

Điều hành tín dụng theo cơ chế thị trường

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước từng bước chuyển đổi khỏi công cụ điều hành hành chính, tiến tới quản lý tăng trưởng tín dụng theo nguyên tắc thị trường. Đây được xem là yêu cầu tất yếu trong quá trình hiện đại hóa công cụ chính sách tiền tệ.

Cơ chế giao chỉ tiêu tín dụng – hay còn gọi là “room tín dụng" – đã được Ngân hàng Nhà nước áp dụng từ năm 2012, nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng, hỗ trợ điều hành lãi suất, lượng tiền và lạm phát.

Trong hơn một thập kỷ, cơ chế này đã góp phần quan trọng vào việc giữ ổn định hệ thống ngân hàng, kiểm soát lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước cũng từng bước điều chỉnh cơ chế phân bổ room, tiến gần hơn với thông lệ quốc tế.

Theo đó, từ đầu năm nay, chỉ còn các ngân hàng thương mại trong nước phải tuân theo hạn mức, trong khi các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức phi tín dụng đã được dỡ bỏ.

Dù việc gỡ bỏ hạn mức tín dụng được xem là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường, song PGS.TS Nguyễn Thị Mùi – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia nhìn nhận, việc xóa bỏ hoàn toàn hạn mức tín dụng chỉ nên được thực hiện theo lộ trình chặt chẽ, đi kèm với bộ công cụ giám sát hiệu quả.

Khi không còn “trần” tín dụng, các ngân hàng thương mại sẽ có toàn quyền quyết định quy mô tín dụng theo chiến lược riêng, thị trường vận hành hoàn toàn theo cung – cầu.

Tuy nhiên, nếu bỏ công cụ hạn mức, việc điều hành chính sách tiền tệ sẽ cần có giải pháp để vừa bảo đảm tăng trưởng tín dụng an toàn, lành mạnh, vừa phòng tránh được những rủi ro từ tín dụng tăng nóng như đã từng xảy ra trong quá khứ.

"Bài học từ giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng trước khủng hoảng kinh tế hơn một thập kỷ trước vẫn còn nguyên giá trị. Dù hệ thống ngân hàng đã có nhiều cải thiện, nhưng vẫn còn những tổ chức chưa đáp ứng đầy đủ chuẩn mực quản trị theo thông lệ quốc tế", bà Mùi nhìn nhận.

Vị chuyên gia cũng cho rằng, trong giai đoạn chuyển tiếp, việc phân bổ hạn mức – nếu còn áp dụng – nên ưu tiên cho các ngân hàng có hệ số an toàn cao, năng lực quản trị tốt và tuân thủ nghiêm các quy định pháp lý.

Tìm điểm cân bằng

Nửa đầu năm nay, dòng vốn tín dụng tiếp tục có cú bứt tốc đáng chú ý. Đến hết tháng 6/2025, dư nợ toàn hệ thống vượt mốc 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm trước. Đây không chỉ là con số ấn tượng về quy mô, mà còn là minh chứng cho sức nóng của tín dụng trong việc tiếp sức cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, việc tín dụng tiếp tục là trụ cột gần như duy nhất về dòng vốn cho sản xuất, tiêu dùng và đầu tư, khiến hệ thống ngân hàng phải “gánh” phần lớn cấu trúc vốn của nền kinh tế.

Tại phiên chất vấn Quốc hội hồi tháng 6, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cảnh báo tỷ lệ tín dụng/GDP đã lên tới 134% – mức cao kỷ lục trong lịch sử – cho thấy sự phụ thuộc ngày càng lớn vào tín dụng ngân hàng.

Thậm chí, trong nhiều năm qua, việc tăng trưởng của nền kinh tế có thể được quy đổi sang tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. Để tạo ra 1 điểm phần trăm tăng trưởng GDP, nền kinh tế Việt Nam sẽ cần 2 điểm phần trăm tăng trưởng tín dụng.

Đây chính là lý do nhiều chuyên gia cho rằng chính sách điều hành tín dụng trong giai đoạn tới cần đặt mục tiêu cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững.

Theo ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), cần một lộ trình điều chỉnh mang tính thị trường hơn, nhưng vẫn đảm bảo giám sát chặt chẽ để duy trì an toàn hệ thống, kiểm soát lạm phát và đảm bảo an ninh kinh tế.

Đối với các ngân hàng thương mại, việc gỡ bỏ hạn mức tăng trưởng tín dụng sẽ giúp họ chủ động xây dựng kế hoạch tăng trưởng từ sớm, phù hợp với thế mạnh của ngân hàng mình. Nhưng bản thân các ngân hàng phải nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực kiểm soát rủi ro nợ xấu.

Sau hơn 12 năm áp dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng, ngành ngân hàng đã có nhiều công cụ hơn để kiểm soát chất lượng tín dụng của hệ thống, chẳng hạn như tỷ lệ thanh khoản, hay quan trọng nhất là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR).

Hiện tại, hầu hết các ngân hàng thương mại đã đáp ứng hệ số CAR trên 8%, thậm chí vượt xa quy định, đây cũng là tín hiệu tốt cho thấy ngành ngân hàng hiện nay đã vững vàng hơn nhiều so với giai đoạn trước.

Mặc dù vậy, lịch sử cũng từng chứng minh, khi nền kinh tế phụ thuộc quá mức vào tín dụng như giai đoạn 2008–2010, ảnh hưởng tới nền kinh tế là rất lớn: lạm phát phi mã, bong bóng tài sản và hệ quả là nợ xấu kéo dài.

Các chuyên gia nhìn nhận, việc thúc đẩy tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng là cần thiết, nhưng bài toán cốt lõi vẫn là làm sao để mỗi đồng vốn đưa vào nền kinh tế tạo ra giá trị thật.

Trong Công điện 104, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng yêu cầu ngành ngân hàng phải hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng truyền thống của nền kinh tế (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và các động lực tăng trưởng mới (khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…).

Đồng thời, ngành ngân hàng phải tăng cường các biện pháp xử lý nợ xấu; phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm đạt khoảng 16% so với năm 2024.

Chuyển giao bắt buộc tái định hình cục diện ngành ngân hàng?

Chuyển giao bắt buộc tái định hình cục diện ngành ngân hàng?

Tài chính -  1 ngày
FiinRatings đánh giá, chuyển giao bắt buộc cũng tạo ra sự phân hóa tích cực trong ngành ngân hàng, khi MBBank, VPBank và HDBank từng bước nâng cao vị thế.
Chuyển giao bắt buộc tái định hình cục diện ngành ngân hàng?

Chuyển giao bắt buộc tái định hình cục diện ngành ngân hàng?

Tài chính -  1 ngày
FiinRatings đánh giá, chuyển giao bắt buộc cũng tạo ra sự phân hóa tích cực trong ngành ngân hàng, khi MBBank, VPBank và HDBank từng bước nâng cao vị thế.
Chuyển giao bắt buộc tái định hình cục diện ngành ngân hàng?

Chuyển giao bắt buộc tái định hình cục diện ngành ngân hàng?

Tài chính -  1 ngày

FiinRatings đánh giá, chuyển giao bắt buộc cũng tạo ra sự phân hóa tích cực trong ngành ngân hàng, khi MBBank, VPBank và HDBank từng bước nâng cao vị thế.

17,2 triệu tỷ đồng bơm vào kinh tế, tín dụng tăng gần 10% nửa đầu năm

17,2 triệu tỷ đồng bơm vào kinh tế, tín dụng tăng gần 10% nửa đầu năm

Tài chính -  1 ngày

Tín dụng nửa đầu năm tăng mạnh gần 10%, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, tạo lực đẩy quan trọng giúp giữ nhịp tăng trưởng giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.

Chi tiêu thông minh, tận hưởng mùa hè trọn vẹn

Chi tiêu thông minh, tận hưởng mùa hè trọn vẹn

Nhịp cầu kinh doanh -  5 ngày

Hàng loạt “đặc quyền” khi mua sắm trực tuyến, đặt phòng tại những khu nghỉ dưỡng đẳng cấp hay trải nghiệm ẩm thực tại chuỗi nhà hàng nổi tiếng… là điểm nhấn hấp dẫn trong chuỗi ưu đãi mùa hè dành riêng cho chủ thẻ tín dụng quốc tế của Ngân hàng Phương Đông (OCB) năm nay.

Chủ tịch TCBS: Người Việt đang tìm tới tiền số, vàng số

Chủ tịch TCBS: Người Việt đang tìm tới tiền số, vàng số

Tài chính -  20 giờ

Hoạt động đầu tư tài sản số, tiền số đang diễn ra âm thầm tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ thay đổi cách chúng ta đầu tư và tích lũy của cải.

Công cụ giúp nhà đầu tư chứng khoán 'đọc vị' thị trường

Công cụ giúp nhà đầu tư chứng khoán 'đọc vị' thị trường

Tài chính -  20 giờ

Giữa ma trận thông tin, biến động khôn lường của thị trường chứng khoán, AI đang nổi lên như vũ khí giúp nhà đầu tư phân tích dữ liệu, quyết định kịp thời.

Agribank ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất bốn năm

Agribank ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất bốn năm

Tài chính -  20 giờ

Dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt trên 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 7,6% so với đầu năm, mức tăng này cũng cao hơn cùng kỳ năm 2024.

Chuyển giao bắt buộc tái định hình cục diện ngành ngân hàng?

Chuyển giao bắt buộc tái định hình cục diện ngành ngân hàng?

Tài chính -  1 ngày

FiinRatings đánh giá, chuyển giao bắt buộc cũng tạo ra sự phân hóa tích cực trong ngành ngân hàng, khi MBBank, VPBank và HDBank từng bước nâng cao vị thế.

17,2 triệu tỷ đồng bơm vào kinh tế, tín dụng tăng gần 10% nửa đầu năm

17,2 triệu tỷ đồng bơm vào kinh tế, tín dụng tăng gần 10% nửa đầu năm

Tài chính -  1 ngày

Tín dụng nửa đầu năm tăng mạnh gần 10%, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, tạo lực đẩy quan trọng giúp giữ nhịp tăng trưởng giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.

Bỏ hạn mức tín dụng: Tìm điểm cân bằng để tăng trưởng bền vững

Bỏ hạn mức tín dụng: Tìm điểm cân bằng để tăng trưởng bền vững

Tài chính -  4 giây

Việc chuyển đổi sang cơ chế cấp hạn mức tín dụng linh hoạt hơn, dựa trên nguyên tắc thị trường, được xem là xu hướng tất yếu. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, quá trình điều chỉnh này cần được thực hiện một cách thận trọng, có kiểm soát.

Saint-Gobain: Tăng tốc nhờ bệ phóng phát triển bền vững

Saint-Gobain: Tăng tốc nhờ bệ phóng phát triển bền vững

Leader talk -  1 giờ

Saint-Gobain Việt Nam tăng trưởng gấp 4 lần chỉ trong một thập kỷ nhờ đặt tính bền vững là nền tảng xuyên suốt cho quá trình phát triển.

Tiếp thị trung thực: Lá chắn bảo vệ thương hiệu trong kỷ nguyên số

Tiếp thị trung thực: Lá chắn bảo vệ thương hiệu trong kỷ nguyên số

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Khi niềm tin người tiêu dùng trở thành “tài sản sống còn” của thương hiệu, tiếp thị trung thực nổi lên như "lá chắn" giúp doanh nghiệp bảo vệ giá trị và phát triển.

Đặt taxi Xanh SM, rước ô tô điện VinFast VF 3 về nhà

Đặt taxi Xanh SM, rước ô tô điện VinFast VF 3 về nhà

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Năm khách hàng may mắn đã được xướng tên trong buổi livestream trao giải lớn nhất từ trước đến nay của chiến dịch "Hào khí Việt Nam - sức xanh lan tỏa" do Xanh SM tổ chức. Mỗi người trong số họ sẽ nhận được một chiếc ô tô điện VinFast VF 3 trị giá 299 triệu đồng.

Bắc Ninh: Từ 'điểm nóng' cảng cạn đến trung tâm hậu cần của miền Bắc

Bắc Ninh: Từ 'điểm nóng' cảng cạn đến trung tâm hậu cần của miền Bắc

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Sở hữu vị trí vàng giữa tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Lạng Sơn, cùng hệ thống hạ tầng vận tải đang được nâng cấp mạnh mẽ, Bắc Ninh đang chuyển mình mạnh mẽ từ một tỉnh công nghiệp truyền thống trở thành một trục hậu cần chiến lược tại miền Bắc và mở ra cơ hội bứt phá cho toàn vùng.

Giá vàng hôm nay 10/7: Tăng trở lại

Giá vàng hôm nay 10/7: Tăng trở lại

Vàng -  2 giờ

Giá vàng hôm nay 10/7 tăng lại 200 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Trong khi thị trường quốc tế cũng hồi phục nhẹ sau phiên giảm mạnh trước đó.

Bamboo Capital nêu lý do 'trễ hẹn' họp cổ đông thường niên 2025

Bamboo Capital nêu lý do 'trễ hẹn' họp cổ đông thường niên 2025

Doanh nghiệp -  2 giờ

Bamboo Capital cho biết, chưa tổ chức họp cổ đông thường niên 2025 vì chưa thể công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2024, dự kiến được phát hành vào tháng 9/2025.

Đọc nhiều