Tiêu điểm
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải vì sao chi phí logistics đắt đỏ
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, ngành giao thông vận tải là một trong những nguyên nhân làm chi phí logistics tăng cao như hiện nay
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, chi phí logistics của Việt Nam hiện đang rất cao, chiếm khoảng 20-25% GDP trong khi các nước phát triển như Singapore chỉ 8%. Trong toàn bộ chi phí logistics này, ngành giao thông vận tải chiếm tới khoảng 60%.
Chia sẻ tại một sự kiện mới đây của Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, nếu muốn giảm được chi phí logistics, chi phí trung gian cần được giảm bớt, đặc biệt thông qua việc liên kết chặt chẽ các hình thức giao thông vận tải.
Hiện nay, hệ thống đường sắt của Việt Nam chạy từ Bắc đến Nam nhưng vẫn chỉ là đường một chiều với khổ đường ray 1000mm là chủ yếu, chưa có các tuyến đường kết nối với các cảng biển quốc tế để thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phát triển các dịch vụ logistics.
Chính điều này đã khiến hàng hóa ở các cảng khó lưu thông, gây lộn xộn và ùn tắc với hàng đoàn xe container nối đuôi nhau trên các đường quốc lộ.
Dẫn chứng điều này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP.HCM có rất nhiều cảng và khu công nghiệp lớn nhưng lại không có đường ô tô hay đường sắt chuyên dùng để phục vụ công việc vận chuyển hàng hóa; khiến xe ô tô chở hàng phải chạy vào các khu dân sinh.
Bên cạnh hệ thống đường sắt, đường thủy cũng được đánh giá là một loại hình giao thông rất thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng chưa được tận dụng để kết nối và vận chuyển hàng hóa.
Hiện nay, hầu hết các loại hàng hóa đều được vận chuyển bằng đường bộ, kể cả các hàng hóa trong lĩnh vực xây dựng như xi măng, sắt thép.
Bộ trưởng cho rằng hình thức vận tải biển chưa được đầu tư nhiều mặc dù biển đã có sẵn và chỉ cần mua phương tiện, có doanh nghiệp và thu hút được hàng cần vận chuyển là sẽ phát triển. Trong khi đó, đường bộ muốn phát triển được là phải đầu tư làm đường; cứ khoảng 10km đường thì phải tốn chi phí lên tới hàng tỷ đồng.
"Các loại hình giao thông hiện nay đang được triển khai xây dựng một cách manh mún, nhỏ lẻ và không có kết nối tốt dẫn đến việc vận chuyển hàng hóa thường bị phát sinh thêm chi phí", người đứng đầu Bộ giao thông vận tải nhìn nhận.
Do đó, Bộ trưởng đề xuất cần có một sự điều chỉnh về huyết mạch giao thông cũng như quy hoạch giao thông ở các khu vực trọng điểm; cần có chính sách để phát triển hài hòa các loại hình vận tải. Có như vậy, hệ thống giao thông của Việt Nam mới thực sự hoàn chỉnh.
Logistics và nghịch lý chất lượng thấp, chi phí quá cao
Quy định mới về kinh doanh dịch vụ Logistics
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics.
Ông Lê Duy Hiệp: Giảm chi phí logistics rất khó vì “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
Chưa năm nào, Chính phủ lại coi trọng ngành logistics như năm 2018, khi trực tiếp giao nhiệm vụ kinh tế cụ thể như nhiều ngành kinh tế chủ lực khác. Theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam, đây vừa là vinh dự nhưng đồng thời cũng là thách thức không dễ vượt qua.
Logistics Việt Nam 40 năm vẫn loay hoay bài toán mất 'sân nhà'
Quy mô ngành logistics Việt Nam hiện vào khoảng 40 tỷ USD mỗi năm, nhưng 75% thị phần đang rơi vào tay các doanh nghiệp ngoại.
Cắt giảm chi phí logistics được không phụ thuộc vào 3 bộ
Chỉ riêng Bộ Công thương, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chiếm hơn 70% các thủ tục liên quan đến logistics, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.