Doanh nghiệp
Bóng đá Việt Nam đón nhận làn sóng đầu tư mới
Khi truyền thông cùng toàn bộ người hâm mộ cuồng nhiệt trở lại với bóng đá cũng là lúc làn sóng đầu tư vào lĩnh vực này được hồi sinh.

Sự xuất hiện của HLV Park Hang- Seo mang tới thành công ngoài mong đợi cho nền bóng đá Việt Nam. Chỉ hơn 1 năm dẫn dắt, chiến lược gia người Hàn Quốc đã mang về hàng loạt danh hiệu như Á quân U23 châu Á, lọt vào vòng 4 đội mạnh nhất Asiad 2018, vô địch AFF Cup 2018, vào vòng tứ kết Asian Cup 2018, đưa bóng đá Việt trở lại top 100 thế giới.
Những chiến tích đó đã hồi sinh nền bóng đá trong nước, đồng thời biến môn thể thao vua quay trở lại thành lĩnh vực đầu tư đầy tiềm năng. Bên cạnh những tên tuổi cũ như Hoàng Anh Gia Lai hay T&T, không ít doanh nghiệp mới đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này.
Hồi tháng 8 năm ngoái, sự kiện công bố hợp tác chiến lược giữa Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Công ty ôtô Trường Hải (Thaco) được quan tâm lớn khi tổng số tiền Thaco đầu tư vào các công ty của đối tác đã vươn lên ngưỡng gần một tỷ USD.
Là một trong những doanh nghiệp quy mô nhất Việt Nam, Thaco hỗ trợ toàn diện cho HAGL, từ năng lực tài chính đến thương hiệu. Thaco xuất hiện song hành cùng với thương hiệu của HAGL ở những mặt trận mới: bóng đá, nông nghiệp hoặc ở những thị trường mới: Lào, Campuchia, Myanmar.
Trong mùa giải 2019, Thaco cũng thay thế nhà tài trợ cũ xuất hiện trên áo đấu của các cầu thủ CLB Hoàng Anh Gia Lại. Doanh nghiệp này cũng để lại dấu ấn khi tài trợ cho trận Siêu cúp bóng đá Quốc gia mới đây.
Làn sóng đầu tư trở lại vào bóng đá không dừng lại tại đó. Ngày 20/2 vừa qua, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VPF) công bố nhà tài trợ chính của giải VĐQG Việt Nam (V-League) 2019. Theo đó, Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan với thương hiệu Wake-up 247 sẽ trở thành nhà tài trợ chính của giải đấu lớn nhất Việt Nam. Tên gọi chính thức của giải sẽ là Wake-up 247 V-League 2019.
Hợp đồng có thời hạn 5 năm với tổng giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng (riêng mùa đầu tiên là 40 tỷ đồng), cao hơn giá trị hợp đồng mà VPF đã ký với các nhà tài trợ trước đó.
Các câu lạc bộ khác đang đá tại V-League cũng tiếp cận được với những nhà tài trợ mới. Năm 2018, trong lần trở lại V-League sau nhiều năm vắng bóng, CLB Nam Định trải qua mùa giải khó khăn và xếp áp chót bảng xếp hạng. Quãng nghỉ giữa hai mùa là khoảng thời gian lận đận khi đội bóng phải chia tay nhiều trụ cột vì thiếu kinh phí và khó khăn trong việc tìm kiếm nhà tài trợ. Thế nhưng mọi chuyện đã ổn thỏa khi Công ty Dược phẩm Nam Hà trở thành nhà tài trợ chính.
Trước giải V-League 2019, Công ty dược này cam kết cùng đồng hành với đội bóng 3 mùa liên tiếp (2019-2021) với tổng trị giá tài trợ 60 tỷ đồng.
Asanzo, doanh nghiệp mới bắt đầu tài trợ bóng đá hồi năm ngoái tiếp tục mở rộng hoạt động đầu tư. Năm 2019, tập đoàn này đã ký kết hợp đồng tài trợ trị giá 20 tỷ đồng cho CLB bóng đá Quảng Ninh. Ngoài số tiền cố định 20 tỷ đồng, tập đoàn này cho biết sẽ tiếp tục các hoạt động “thưởng nóng” bằng tiền mặt và sản phẩm Asanzo.
Những thông tin tài trợ sôi động diễn ra trên thị trường cho thấy bóng đá đang trở lại là mảng đầu tư hấp dẫn các doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng cho con sóng mới. Hồi tháng 11 năm 2018, tập đoàn FLC tuyên bố rút lui sau 4 năm qua tài trợ cho đội tuyển bóng đá tỉnh Thanh Hóa.
Chủ tịch Trịnh Văn Quyết của tập đoàn này cho biết khi tham gia sân chơi V-league này trong 4 năm tập đoàn này gặp rất nhiều khó khăn, rất nhiều điều tiếng từ bóng đá mà ra. Cụ thể theo ông Quyết, mỗi năm FLC tiêu tốn xấp xỉ 120 tỷ đồng bên cạnh đó còn có nhiều thứ bất cập như vấn đề thuế chồng thuế cho các cầu thủ.
Bài học ‘quản trị Park Hang-seo’ từ câu chuyện thành công của bóng đá Việt
Tôn Đông Á 'xoay trục' nội địa trước áp lực thuế quan
Tôn Đông Á kỳ vọng vượt qua những biến động nhờ chiến lược xoay trục về thị trường nội địa, kết hợp với tái cấu trúc chuỗi cung ứng và đầu tư dài hạn.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha
Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành
Vietnam Airlines cùng các đơn vị thành viên đã khởi công dự án cung cấp suất ăn hàng không và dịch vụ bảo dưỡng tàu bay.
Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Dự thảo nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để đất nước bứt tốc trong kỷ nguyên mới.
Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm
Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.
Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp
Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.
Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp
Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán
Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.