Tiêu điểm
BYD rót thêm 330 triệu USD đón đầu dịch chuyển sản xuất của Apple sang Việt Nam
Apple đang hợp tác với Tập đoàn BYD để chuyển nguồn lực phát triển sản phẩm mới sang Việt Nam nhằm hạn chế những tác động của căng thẳng thương mại.

Theo Nikkei Asia, Apple bắt đầu lên kế hoạch dịch chuyển hoạt động phát triển sản phẩm iPad đến Việt Nam, đây một bước quan trọng nhằm củng cố vị thế của Việt Nam để trở thành một trung tâm sản xuất thay thế bên ngoài Trung Quốc.
Apple đang hợp tác với với một nhà lắp ráp iPad quan trọng là BYD đến từ Trung Quốc để chuyển nguồn lực phát triển sản phẩm mới (new product introduction - NPI) sang Việt Nam.
Với một công ty công nghệ như Apple, NPI là kết quả hợp tác sản xuất với các nhà cung cấp về thiết kế và phát triển sản phẩm mới để đảm bảo các bản thiết kế trở thành hiện thực. Đây là lần đầu tiên Apple chuyển nguồn lực NPI sang Việt Nam cho một thiết bị sản phẩm cốt lõi như vậy.
Trước đó, vào cuối năm 2020, Apple đã yêu cầu Foxconn chuyển hoạt động sản xuất iPad và MacBook Pro từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Theo Nikkei Asia, Apple có kế hoạch chuyển một phần quy mô sản xuất iPad sang Việt Nam vào khoảng giữa năm 2021, tuy nhiên sự bùng phát của dịch Covid-19 đã làm kế hoạch bị trì hoãn.
Khi đó, Apple được cho là đang tìm cách thúc đẩy sản xuất thay thế dần chuỗi cung ứng tạiTrung Quốc, trong đó Việt Nam và Ấn Độ trở thành hai quốc gia được xem xét như các phương án thay thế tiềm năng.
Theo The Wall Street Journal, hơn 90% các sản phẩm của Apple như iPhone, iPad và MacBook được sản xuất tại Trung Quốc. Việc chuyển một số dây chuyền sản xuất iPad và Macbook ra khỏi Trung Quốc sẽ giúp đa dạng hóa hoạt động sản xuất và hạn chế những tác động của căng thẳng thương mại.
Trên thực tế, thời gian qua, một số AirPod đã được sản xuất tại Việt Nam. Hồi tháng 9, đại diện của Bộ Công thương cho biết, Apple đã chuyển 11 nhà máy sản xuất các thiết bị nghe nhìn sang Việt Nam.
Về đối tác BYD của Apple, Công ty TNHH Điện tử BYD (BYD Việt Nam) đã hoàn thành mục tiêu đầu tư giai đoạn 1 tại Khu công nghiệp Phú Hà, tỉnh Phú Thọ với tổng số vốn 269 triệu USD.
Nhà máy của BYD đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 8/2022 với hoạt động chủ yếu là lắp ráp máy tính bảng và sản xuất các linh kiện điện tử cho sản phẩm máy bay không người lái siêu nhẹ.
Đến đầu năm 2023, BYD Việt Nam điều chỉnh đầu tư lần thứ hai thêm 184 triệu USD để đầu tư sản xuất linh điện điện tử có thành phần gốm, thuỷ tinh, kim loại, bo mạch đồ hoạ và sản xuất pin cho máy tính bảng và điện thoại. Dự án bắt đầu triển khai xây dựng vào tháng 5/2023.
Tiếp đó, vào tháng 8/2023, BYD Việt Nam tiếp tục điều chỉnh đầu tư lần thứ ba với ngành nghề sản xuất sản phẩm modem cho trạm BTS 5G và 4G và pin lithium cho điện thoại, máy tính bảng và các sản phẩm điện tử.
Lần này số vốn đầu tư tăng thêm là 144 triệu USD để đầu tư sản xuất thêm sản phẩm modem cho trạm BTS 5G và 4G và pin lithium cho điện thoại, máy tính bảng và các sản phẩm điện tử. Dự án dự kiến bắt đầu triển khai đầu tư xây dựng vào tháng 10/2023.
Như vậy, BYD đã đăng ký đầu tư tổng cộng gần 600 triệu USD vào Phú Thọ chỉ trong một thời gian ngắn.
BYD muốn sản xuất xe điện tại Việt Nam
Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh nào nên 'lên đời' thành công ty?
Sau khi bỏ thuế khoán, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ băn khoăn có nên “lên đời” thành doanh nghiệp hay tiếp tục hoạt động cá thể. Việc chuyển đổi mô hình không chỉ liên quan đến chính sách thuế mới mà còn ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và tồn tại dài hạn trên thị trường.
Đón sóng đầu tư khoáng sản hiếm giữa căng thẳng địa chính trị toàn cầu
Căng thẳng địa chính trị liên tục tạo ra những khoảng trống nguồn cung khoáng sản chưa từng có, tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp khai khoáng bứt phá.
Chuyển mình đón khách, doanh nghiệp du lịch sẵn sàng cho cuộc bứt phá mới
Các doanh nghiệp du lịch đã và đang chuẩn bị cho một cuộc bứt phá mới, kỳ vọng tăng sức hấp dẫn cho Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Hình hài miền Tây hậu sáp nhập tỉnh, thành phố
Sáp nhập tỉnh, thành phố định hình rõ nét vai trò của các địa phương trong bức tranh chung về phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Luật Doanh nghiệp sửa đổi siết phát hành trái phiếu riêng lẻ
Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi, trong đó siết điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ nhằm kiểm soát rủi ro thanh toán của doanh nghiệp.
Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh nào nên 'lên đời' thành công ty?
Sau khi bỏ thuế khoán, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ băn khoăn có nên “lên đời” thành doanh nghiệp hay tiếp tục hoạt động cá thể. Việc chuyển đổi mô hình không chỉ liên quan đến chính sách thuế mới mà còn ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và tồn tại dài hạn trên thị trường.
Dòng vốn tỷ đô đang xô bờ biển Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu đang trở thành điểm đến mới của dòng vốn địa ốc phía Bắc. Hưởng lợi từ hạ tầng kết nối, quỹ đất rộng và sức bật du lịch, địa phương này thu hút loạt “ông lớn” như BRG, Sun Group, Gold Coast Holdings... trong cuộc đổ bộ chiến lược vào thị trường phía Nam.
Cọng rau, mảnh vải ở chợ 'lên đời' hóa đơn điện tử
Yêu cầu về hóa đơn điện tử đặt ra thách thức mới với các tiểu thương truyền thống, khi không chỉ thay đổi về tư duy kinh doanh, lẫn hệ thống công nghệ bán hàng.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm tiếp tục rút khỏi HĐQT Sacombank
Khoảng 1 tháng sau khi từ nhiệm vị trí tổng giám đốc Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm vừa tiếp tục rút khỏi HĐQT ngân hàng này.
Vietjet đặt hàng 100 máy bay A320/A321neo mới
Vietjet và hãng sản xuất máy bay Airbus ngày 17/6, tại Paris, đã công bố đơn đặt hàng lớn, gồm 100 máy bay và 50 quyền chọn mua A321neo mới.
Đón sóng đầu tư khoáng sản hiếm giữa căng thẳng địa chính trị toàn cầu
Căng thẳng địa chính trị liên tục tạo ra những khoảng trống nguồn cung khoáng sản chưa từng có, tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp khai khoáng bứt phá.
Chuyển mình đón khách, doanh nghiệp du lịch sẵn sàng cho cuộc bứt phá mới
Các doanh nghiệp du lịch đã và đang chuẩn bị cho một cuộc bứt phá mới, kỳ vọng tăng sức hấp dẫn cho Việt Nam trên bản đồ thế giới.