Trao đổi với Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch BYD cho biết sẽ mở rộng đầu tư sản xuất, lắp ráp xe điện tại Việt Nam với những công nghệ tốt nhất để cung cấp cho thị trường Đông Nam Á.
Năm 2022, BYD chính thức hiện diện ở Việt Nam với một nhà máy lắp ráp sản phẩm máy tính bảng iPad cho hãng Apple tại Phú Thọ, với tổng mức đầu tư khoảng 270 triệu USD.
Ông Vương Truyền Phúc, Chủ tịch BYD, cho biết, thông qua dự án tại Phú Thọ, BYD đánh giá cao môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đây cũng là lý do BYD mong muốn thiết lập thêm cơ sở sản xuất, lắp ráp xe điện tại Việt Nam để cung ứng cho thị trường Đông Nam Á.
Trao đổi với Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, ông Vương Truyền Phúc nhấn mạnh, cơ sở sản xuất xe điện của BYD tại Việt Nam sẽ ứng dụng những công nghệ tốt nhất. Bên cạnh việc thiết lập cơ sở sản xuất, BYD cũng sẽ xây dựng chuỗi doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ cho hệ sinh thái sản xuất xe điện.
Chủ tịch BYD kỳ vọng, dự án sẽ được Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đưa cơ sở sản xuất sớm đi vào hoạt động.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với ông Vương Truyền Phúc, Chủ tịch BYD. Ảnh: VGP/Minh Khôi
Bày tỏ sự hoan nghênh BYD cũng như các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kỳ vọng, BYD sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, hướng đến xuất khẩu sang những thị trường tiên tiến, dựa trên cơ sở lợi thế của Việt Nam về ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Mặt khác, dưới sự hỗ trợ của BYD, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích, bổ sung năng lực cạnh tranh để “xây tổ đón đại bàng”.
Được biết, BYD là một trong những đơn vị sản xuất xe điện hàng đầu thế giới, đối thủ cạnh tranh đáng gờm của những ông lớn như Tesla, BMW hay Volkswagen. Vào năm 2022, bất chấp khó khăn từ lệnh phong tỏa của Trung Quốc, BYD đã bán được tổng cộng 1,86 triệu chiếc xe trên toàn cầu. Năm 2023, BYD đặt mục tiêu sẽ bán ra tối thiểu 3 triệu chiếc xe.
BYD có lợi thế lớn trong cuộc đua xe điện bởi đây cũng là một trong những nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới. Ngay từ đầu những năm 2000, BYD đã cung ứng pin cho các hãng điện thoại lớn như Samsung, Nokia, Motorola…
Chính vì vậy, sự xuất hiện của BYD tại Việt Nam có thể đánh một dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của ngành công nghiệp xe điện Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Theo nguồn tin từ Reuters, từ tháng 1/2023, BYD đã có kế hoạch xây dựng nhà máy tại Việt Nam, như một động thái đa dạng chuỗi cung ứng trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng. Mức đầu tư cho nhà máy này có thể lên đến 250 triệu USD.
Nhiều khả năng, nhà máy mới của BYD tại Việt Nam vẫn sẽ được đặt tại khu công nghiệp Phú Hà thuộc tỉnh Phú Thọ, nơi nhà máy lắp ráp máy tính bảng iPad của doanh nghiệp này đang hoạt động. Reuters dự đoán, nhà máy mới của BYD sẽ cung ứng linh kiện cho nhà máy xe điện tập đoàn này đặt tại Thái Lan, với công suất 150 nghìn xe mỗi năm, sẽ đi vào hoạt động từ năm 2024.
Bên cạnh sản xuất xe điện, BYD cũng đang có kế hoạch phân phối xe điện tại Việt Nam. Năm ngoái, tập đoàn này đã nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho 2 mẫu xe lai (xe hybrid) là BYD Destroyer 05 và BYD Cruiser 05.
Một mẫu xe thuần điện là BYD Seagull cũng mới được BYD giới thiệu tại triển lãm ô tô Thượng Hải 2023, được cho là sản phẩm chiến lược hướng tới thị trường toàn cầu trong thời gian tới của hãng xe này. Nếu được bán tại Việt Nam, BYD Seagull với kích thước và mức giá tương đồng với VinFast VF5, có thể sẽ cạnh tranh trực tiếp với mẫu xe mới của hãng xe Việt Nam.
Trước đó, BYD đã công bố 7 mẫu xe ô tô sẽ được phân phối tại thị trường Thái Lan, đánh dấu sự xâm nhập thị trường Đông Nam Á của hãng xe hàng đầu Trung Quốc. Trong 7 mẫu xe nói trên, chỉ có BYD Atto 3 chính thức được bày bán, với doanh số đặt hàng lên đến 10 nghìn chiếc chỉ sau 1 tháng ra mắt.
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), các mẫu xe rẻ hơn, đa dạng hơn về chủng loại, kể cả xe ô tô điện hoặc xe điện 2 – 3 bánh, sẽ là động lực để ngành xe điện tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ tại các quốc gia đang phát triển châu Á.
Thành công đánh bại những ông lớn tại sân nhà Trung Quốc để trở thành xe ô tô điện có doanh số cao nhất thế giới, tuy nhiên Wuling Hongguang Mini EV khó có thể làm được điều tương tự tại thị trường Việt Nam.
Trong bối cảnh khủng hoảng chất bán dẫn toàn cầu, nhu cầu khai thác các loại kim loại như niken đang tăng cao. Tuy nhiên, khai thác thiếu bền vững kim loại này có thể gây ra nhiều hệ lụy với môi trường.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.