Các bộ trưởng ASEAN thúc đẩy đàm phán hợp tác thương mại

Minh Hoàng Thứ tư, 06/09/2017 - 18:13

Các cuộc thảo luận của các bộ trưởng thương mại diễn ra tại Philippines từ 7-11/9 tới dự kiến sẽ tập trung vào Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vì các quốc gia vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung.

Mục tiêu kết thúc đàm phán RCEP vào cuối năm 2017 sẽ khó đạt được. Nguồn: Nikkei Asia

Các bộ trưởng thương mại của các nền kinh tế thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào thứ Năm (7/9) sẽ tiến hành một loạt các cuộc đối thoại tại thủ đô Manila, Philippines. Một trọng tâm lớn được dự kiến là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), vốn sẽ được hoàn thiện vào cuối năm nay theo kế hoạch ban đầu.

Từ thứ Năm (7/9) đến thứ Hai (11/9), các bộ trưởng thương mại của 10 nước ASEAN sẽ thảo luận về thương mại tự do và đầu tư cũng như đánh dấu các mục tiêu kinh tế của Hiệp hội đối với kế hoạch cộng đồng kinh tế ASEAN 2025. ASEAN đã chính thức trở thành một khối kinh tế duy nhất vào năm 2015, nhưng mức độ phát triển khác biệt của các nước thành viên đã cản trở nỗ lực hội nhập.

Các nước vẫn đang nghiên cứu để hài hòa hóa các thủ tục hải quan. Những nước gia nhập sau (Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar) vẫn đang trong quá trình loại bỏ thuế quan đối với hàng hoá trong khu vực. Thứ trưởng Bộ thương mại Philippines, ông Ramon Lopez, người sẽ chủ trì các cuộc họp, nói ông sẽ thúc giục các đối tác ASEAN của mình cam kết giảm bớt các hàng rào phi thuế quan, một vấn đề gai góc của khu vực.

Cuộc họp dành riêng cho RCEP sẽ được tổ chức vào Chủ nhật (10/9). Các Bộ trưởng từ các đối tác thương mại ASEAN gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc cũng sẽ tham gia.

16 quốc gia thành viên RCEP đã đặt mục tiêu kết thúc đàm phán vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, ông Lopez, vào hôm thứ Ba (5/9) cho biết mục tiêu trên sẽ khó đạt được.

Các nước RCEP bị mắc kẹt về tỷ lệ hàng hóa mà họ sẵn sàng tự do hóa. Một số quốc gia sẵn sàng loại bỏ thuế quan đối với 92% thương mại hàng hoá; nhưng những nước khác, đa số là các nước ngoài ASEAN, chỉ đồng ý với con số 70%.

Tiến trình đàm phán của khối RCEP do Trung Quốc hậu thuẫn đã trở nên cấp bách hơn đối với các quốc gia trong khu vực sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) ngay khi ông nhậm chức hồi tháng Giêng. Nhiều thành viên của RCEP - như Úc, Nhật Bản, Việt Nam và Singapore - cũng là thành viên của TPP, ngoại trừ Trung Quốc. Indoneaia đã giảm sự quan tâm sau khi Mỹ rút khỏi TTP.

Các cuộc đàm phán ở Manila cũng chính là cuộc thảo luận cấp bộ trưởng của RCEP trong năm nay. Tháng tới, các nhà đàm phán RCEP sẽ tổ chức các cuộc họp cuối cùng của họ tại Hàn Quốc.

Vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế

Vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế

Hồ sơ quản trị -  51 phút

Vị thế của Việt Nam đang lên rõ rệt song cũng còn nhiều điểm nghẽn cần khai thông để biến vị thế tốt thành dòng chảy FDI mạnh hơn.

Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống

Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống

Tiêu điểm -  2 giờ

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.

Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group

Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại

Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại

Tiêu điểm -  5 giờ

Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.

GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'

GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.

Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post

Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post

Doanh nghiệp -  5 giờ

Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.

Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?

Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?

Sổ tay quản trị -  5 giờ

Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?