Phát triển bền vững

Các dự án kinh tế tuần hoàn là ‘chìa khóa’ để tiết kiệm năng lượng

Nhật Hạ Thứ sáu, 10/06/2022 - 14:25

Đến năm 2030, các dự án kinh tế tuần hoàn trở thành động lực chủ yếu trong giảm tiêu hao năng lượng sơ cấp, có năng lực tự chủ phần lớn hoặc toàn bộ nhu cầu năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo.

Nhà máy sản xuất điện từ bã mía, bã bùn của Tập đoàn TH

Trong lộ trình hướng tới phát thải ròng về không vào năm 2050, kinh tế tuần hoàn được coi là ‘mắt xích’ quan trọng góp phần cụ thể hóa mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính.

Chủ động phát triển kinh tế tuần hoàn là tất yếu, phù hợp với xu hướng, yêu cầu tạo đột phá trong phục hồi kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chủ động thích ứng, chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050.

Phục hồi thời ‘bão giá’ với kinh tế tuần hoàn

Với quan điểm đó, Chính phủ vừa phê duyệt đề án ‘Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam’.

Trong đó, đề án có mục tiêu cụ thể là góp phần giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới phát thải ròng về không vào năm 2050.

Đồng thời, tăng cường nhận thức, sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với mô hình kinh tế tuần hoàn; đẩy mạnh ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thúc đẩy xanh hóa các ngành kinh tế.

Đến năm 2025, các dự án kinh tế tuần hoàn bước đầu đi vào thực hiện và phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội, công nghệ và môi trường; đóng góp vào phục hồi các tài nguyên tái tạo được, giảm tiêu hao năng lượng, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp, tỷ lệ che phủ rừng, tăng cường tỷ lệ tái chế rác thải, tăng cường tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và công nghiệp xuất khẩu.

Đến năm 2030, các dự án này trở thành một động lực chủ yếu trong giảm tiêu hao năng lượng sơ cấp, có năng lực tự chủ phần lớn hoặc toàn bộ nhu cầu năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo, và trong tăng cường tỷ lệ che phủ rừng.

Mô hình kinh tế tuần hoàn hỗ trợ xây dựng lối sống xanh, khuyến khích phân loại rác thải và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Đến năm 2025, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương so với giai đoạn trước đây; giảm dần mức sản xuất và sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt. Tăng đáng kể năng lực tái chế rác thải hữu cơ ở đô thị và nông thôn. Nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân trong sản xuất, tiêu thụ, thải bỏ chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt.

Đến năm 2030, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn thông qua các mô hình kinh tế tuần hoàn đạt 50%; 100% rác thải hữu cơ ở đô thị và 70% rác thải hữu cơ ở nông thôn được tái chế; không làm phát sinh việc chôn lấp trực tiếp chất thải rắn sinh hoạt từ các mô hình kinh tế tuần hoàn ở đô thị; tối đa hóa tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định ở các khu đô thị.

Mô hình kinh tế tuần hoàn góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu, đảm bảo bình đẳng về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực, cải thiện năng suất lao động và thu nhập của người lao động từ kinh tế tuần hoàn.

Lồng ghép kinh tế tuần hoàn trong kế hoạch phát triển của địa phương

Một trong các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của đề án là tuyên truyền, nâng cao nhận thức về kinh tế tuần hoàn. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế tuần hoàn tại các lĩnh vực.

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn riêng hoặc lồng ghép việc thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nghiên cứu, lồng ghép phát triển kinh tế tuần hoàn vào chính sách, dự án liên kết vùng.

Tăng cường nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và lộ trình thu thập, sử dụng, phân tích thông tin nhằm hỗ trợ các ứng dụng, giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông toàn diện, hài hòa gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn.

Tăng cường đối thoại công - tư về phát triển kinh tế tuần hoàn

Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể khác của đề án là chủ động trao đổi với các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức quốc tế để tìm kiếm cơ hội tiếp cận tri thức, kỹ năng và nguồn lực phát triển kinh tế tuần hoàn thông qua các dự án thử nghiệm cụ thể về kinh tế tuần hoàn, các dự án về công nghệ, dịch vụ (công nghệ thông tin, môi trường...) thân thiện với kinh tế tuần hoàn.

Tăng cường đối thoại công - tư về phát triển kinh tế tuần hoàn, trên cơ sở phát huy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; nắm bắt nhu cầu, vướng mắc của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp tháo gỡ.

Rà soát, hoàn thiện khung chính sách và pháp lý nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế tuần hoàn. Nghiên cứu, rà soát thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn trong một số lĩnh vực ưu tiên/có thể thí điểm triển khai sớm.

Có cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng đầu tư, phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế tuần hoàn. Hoàn thiện cơ chế phát triển công nghiệp và dịch vụ môi trường.

‘Cứu’ sông Mê Kông bằng kinh tế tuần hoàn

‘Cứu’ sông Mê Kông bằng kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  3 năm
Dự án thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại các chợ nổi ở Cần Thơ được kỳ vọng sẽ giảm khoảng 300 – 400 tấn rác thải mỗi năm xả ra dòng sông Mê Kông.
‘Cứu’ sông Mê Kông bằng kinh tế tuần hoàn

‘Cứu’ sông Mê Kông bằng kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  3 năm
Dự án thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại các chợ nổi ở Cần Thơ được kỳ vọng sẽ giảm khoảng 300 – 400 tấn rác thải mỗi năm xả ra dòng sông Mê Kông.
Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai kinh tế tuần hoàn tại TP.HCM

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai kinh tế tuần hoàn tại TP.HCM

Phát triển bền vững -  3 năm

Sự hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp lớn và sự hợp tác, kết nối chặt chẽ là chìa khóa để các sáng kiến, dự án kinh tế tuần hoàn ở quy mô vừa và nhỏ có thể phát huy tác dụng, đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi tuần hoàn của đất nước.

‘Cứu’ sông Mê Kông bằng kinh tế tuần hoàn

‘Cứu’ sông Mê Kông bằng kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  3 năm

Dự án thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại các chợ nổi ở Cần Thơ được kỳ vọng sẽ giảm khoảng 300 – 400 tấn rác thải mỗi năm xả ra dòng sông Mê Kông.

Phục hồi thời ‘bão giá’ với kinh tế tuần hoàn

Phục hồi thời ‘bão giá’ với kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  3 năm

Kinh tế tuần hoàn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, giảm phụ thuộc vào nguồn cung quốc tế, đồng thời xây dựng thương hiệu bền vững, đáp ứng quy định về xã hội và môi trường ngày càng nghiêm ngặt ở các thị trường tiên tiến.

Các địa phương tích cực triển khai kinh tế tuần hoàn

Các địa phương tích cực triển khai kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  3 năm

Được sự quán triệt của các cơ quan Trung ương, mô hình kinh tế tuần hoàn đã và đang tiếp tục được lan tỏa tới từng địa phương, được lồng ghép vào các sáng kiến, kế hoạch, chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  4 giờ

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 ngày

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  1 ngày

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  3 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  1 tuần

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Tài chính -  21 phút

Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

Doanh nghiệp -  1 giờ

Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Leader talk -  2 giờ

Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Bất động sản -  2 giờ

InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Ống kính -  2 giờ

Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.

Hải An: Đô thị dẫn dắt dòng dân cư chiến lược Hải Phòng

Hải An: Đô thị dẫn dắt dòng dân cư chiến lược Hải Phòng

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Giữ vai trò cửa ngõ Hải Phòng, là vùng phát triển sôi động với thế mạnh công nghiệp – thương mại – logistics, Hải An đang vươn mình mạnh mẽ, thu hút chuyên gia quốc tế, lao động chất lượng cao và giới đầu tư nhạy bén nhờ nhiều động lực tăng trưởng.