Bản chất và cơ hội của kinh tế tuần hoàn
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED), kinh tế tuần hoàn cần được hiểu rộng hơn phạm vi tái chế, xử lý rác thải.
Được sự quán triệt của các cơ quan Trung ương, mô hình kinh tế tuần hoàn đã và đang tiếp tục được lan tỏa tới từng địa phương, được lồng ghép vào các sáng kiến, kế hoạch, chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế.
Mới đây, TP.HCM đã thông qua đề án Phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ và kinh tế tuần hoàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn được giao cho Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM chủ trì.
Mục tiêu của kế hoạch này là thúc đẩy quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, với kỳ vọng góp phần tích cực đưa kinh tế TP.HCM chuyển dịch theo hướng bền vững và hiện đại.
Trước đó, vào cuối năm 2021, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng công bố kế hoạch thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại huyện Côn Đảo, là địa phương có thế mạnh về kinh tế biển. Với kế hoạch này, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá cho huyện Côn Đảo cũng như cho toàn tỉnh, phù hợp với xu thế phát triển bền vững đang đặt ra trong bối cảnh mới.
Một địa phương có thế mạnh về du lịch và kinh tế biển khác là Hội An cũng đặt kinh tế tuần hoàn là chiến lược mũi nhọn phục hồi ngành du lịch hậu đại dịch. Chính quyền TP. Hội An đã ký kết Khung kế hoạch doanh nghiệp giảm rác thải hướng tới Hội An – điểm đến xanh giai đoạn 2021 – 2023, phối hợp cùng các tổ chức phát triển.
Khung kế hoạch hành động được kỳ vọng sẽ tạo đà cho Hội An trở thành điểm đến xanh, khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp chung tay hành động thúc đẩy du lịch bền vững.
Trong khi đó, tỉnh Thừa Thiên Huế lựa chọn thúc đẩy kinh tế tuần hoàn thông qua mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đầu tháng 4, trong khuôn khổ Diễn đàn phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo bền vững năm 2022, Mạng lưới kinh tế tuần hoàn Thừa Thiên Huế đã chính thức ra mắt, với kỳ vọng thúc đẩy và lan tỏa sáng kiến về kinh tế tuần hoàn.
Có thể thấy, kể từ khi được đưa vào văn kiện Đại hội Đảng XIII, Luật Bảo vệ môi trường 2020, kinh tế tuần hoàn ngày càng được lan tỏa, trở thành một xu thế chung, được lồng ghép vào các chiến lược phục hồi vào phát triển kinh tế của từng địa phương.
Theo TS. Đào Văn Mạnh, Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), việc lồng ghép các tiêu chí thực hiện kinh tế tuần hoàn vào chiến lược phát triển của địa phương, tổ chức áp dụng thí điểm đối với các lĩnh vực là hợp phần quan trọng trong việc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Những hoạt động này giúp kinh tế tuần hoàn không chỉ nằm trên giấy tờ, lý thuyết mà từng bước được đưa vào thực tiễn. Qua đó tìm ra những sáng kiến, những cách thức triển khai hiệu quả nhất để ứng dụng trên quy mô lớn hơn.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED), kinh tế tuần hoàn cần được hiểu rộng hơn phạm vi tái chế, xử lý rác thải.
Muộn nhất là đến hết năm 2023 Việt Nam sẽ có kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn, làm cơ sở để triển khai toàn diện các giải pháp thúc đẩy mô hình này.
Tính đến năm 2021, Heineken Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu không rác thải chôn lấp tại các nhà máy, sớm hơn 4 năm so với mục tiêu của tập đoàn mẹ trên toàn cầu.
Theo ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh, nền kinh tế tuần hoàn đúng nghĩa cần có định hướng ngay từ đầu, tức là sản phẩm, bao bì phải được thiết kế phù hợp với mục tiêu thu gom, tái chế, xử lý có hiệu quả thay vì chỉ hô hào ở công đoạn thu gom, xử lý.
ThS. Đặng Thị Tuyết Ngân, Đại học Bách khoa Hà Nội nhận giải khuyến khích Giải thưởng sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi cho công trình nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.